Thạc Sĩ Phân tích kinh tế trên cơ sở luật và chính sách môi trường và ứng dụng vào điều kiện Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Ngày nay, khi nhắc đến môi trường chúng ta luôn đi kèm với sự ô
    nhiễm bởi các chất hoá học, sinh học gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con
    người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường được chia thành ba dạng cơ
    bản như sau:
    Ô nhiễm môi trường đất
    Là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh
    thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã trong đất. Với nhịp độ
    gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như
    hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày
    càng bị suy thoái. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất
    là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
    Ô nhiễm môi trường nước
    Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá
    học - sinh học của nước, với sự xuất hiện hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
    cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa
    dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
    nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
    Ở các đại dương, nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn
    dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công
    nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa xử lý đúng mức; các loại
    phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao
    hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.


    Học viên: Mai Thị Quyên Lớp: CH17KT Luận văn thạc sỹ Trang 2 Ngành: Kinh tế TNTN&MT


    Ô nhiễm không khí
    Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
    trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
    sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí
    quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của
    một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có
    ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật.
    Những vấn đề nổi cộm trên cho thấy, nhân loại đã bị đặt vào một bài
    toán vô cùng khó khăn để khắc phục và làm giảm các tác động của ô nhiễm
    tới môi trường sống. Để giải quyết tương đối bài toán này, một công cụ hữu
    hiệu nhất là sử dụng Luật Môi trường. Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường
    được ban hành đầu tiên vào ngày 27 tháng 12 năm 1993. Đến ngày 29 tháng
    11 năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã sửa đổi, bổ sung
    Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993. Đến nay đã trải qua 18 năm thi hành và
    có bổ sung, sửa đổi, cùng nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai, nhưng so với
    các nước phát triển, lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam còn khá mới và
    chỉ được quan tâm đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây do yêu cầu quản lý
    môi trường trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, pháp luật về
    bảo vệ môi trường chưa điều chỉnh hết các mối quan hệ trong xã hội, một số
    văn bản còn chưa được ban hành hoặc đã ban hành nhưng không sát với thực
    tế, thiếu tính khả thi, không thể thi hành được.
    II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Sử dụng các mô hình kinh tế để phân tích, đo lường giá trị thiệt hại
    nhằm nâng cao hiệu lực của Luật và Chính sách môi trường, phục vụ cho
    công tác quản lý vi mô, vĩ mô.

    Học viên: Mai Thị Quyên Lớp: CH17KT

    Luận văn thạc sỹ Trang 3 Ngành: Kinh tế TNTN&MT


    III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Dựa trên cơ sở kinh tế Phúc lợi, kinh tế Vi mô, kinh tế tài nguyên thiên
    nhiên và môi trường, Luật và Chính sách môi trường.
    IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu: Các tác động về mặt kinh tế của Luật và Chính
    sách môi trường.
    Nghiên cứu lý thuyết, sử dụng các công cụ, chỉ tiêu, biện pháp môi
    trường để phân tích.
     
Đang tải...