Tài liệu Phân tích khái niệm về công chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 (Tham khảo làm lu

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công chức là một thuật ngữ được dùng từ rất sớm trong quản lý nhà nước ở nước ta. Trong Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành về qui chế công chức đã qui định rõ “nghĩa vụ, quyền lợi của công chức cùng các thể lệ về tổ chức, quản trị và sử dụng các ngạch công chức trong toàn quốc”. Tuy nhiên trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh, nên công tác quản lý xã hội nói chung, quản lý công chức nói riêng chưa đi vào nề nếp. Ngay cả nhận thức của xã hội về công chức cũng không rõ ràng, thiếu thống nhất bởi mọi người được tuyển dụng vào biên chế làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, nhà máy, công trường, xí nghiệp đều được gọi chung là cán bộ, công nhân viên nhà nước. Đội ngũ này được hình thành từ nhiều nguồn như bầu cử, phân công sau khi ra trường, tuyển dụng, đề bạt Như vậy phạm vi công chức của ta trước đây rất rộng, bao hàm nhiều đối tượng và không ổn định. Tình hình trên đã dẫn tới những khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng công chức nước ta. Việc chưa xây dựng được đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, chuyên sâu để quản lý tốt từng lĩnh vực là một trong các nguyên nhân cản trở quá trình phát triển kinh tế, xã hội nước ta.
    Bước vào tiến trình đổi mới, Đảng ta đã chỉ rõ: “Những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân” [7, tr.17]. Bước khởi đầu để cải tiến quản lý nhân sự hành chính là Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công chức nhà nước, làm cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng công chức nhà nước. Đại hội Đảng lần thứ VII tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu: “Đổi mới căn bản công tác cán bộ phù hợp với cơ chế mới. Phân định rõ cán bộ hoạt động theo nhiệm kỳ và cán bộ công chức chuyên nghiệp” [8, tr.43].
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Pháp lệnh Cán bộ, công chức bắt đầu được triển khai xây dựng và đến 9/3/1998 đã được UBTVQH ban hành. Có thể nói trong suốt thời gian xây dựng Pháp lệnh với hơn 40 bản dự thảo, thì điều khó khăn nhất đối với các thành viên có trách nhiệm tham gia xây dựng là khái niệm công chức. Trong bản dự thảo Pháp lệnh trình ngày 25/8/1995, Bộ Chính trị đã cho ý kiến chỉ đạo:
    Ở nước ta, sự hình thành đội ngũ cán bộ, công chức có đặc điểm khác các nước. Cán bộ làm việc ở các cơ quan nhà nước, đảng và đoàn thể là một khối thống nhất trong hệ thống chính trị do đảng lãnh đạo. Bởi vậy cần có một pháp lệnh có phạm vi điều chỉnh chung đối với cán bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị bao gồm các công chức nhà nước (trong đó có công chức làm việc ở cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh ), cán bộ làm việc chuyên trách trong các cơ quan đoàn thể [35].
    Theo quan điểm chỉ đạo của Bộ chính trị, ban soạn thảo đã đưa vào Pháp lệnh 5 đối tượng điều chỉnh theo phạm vi cán bộ, công chức là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...