Tiểu Luận Phân tích khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân - Bài tập cá nhân 1 Luật Thươ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập cá nhân 1 Luật Thương mại 2 – Hoạt động đại diện cho thương nhân


    Đề số 22: Phân tích khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân.

    Ở Việt Nam, theo quy định trong Luật Thương mại 2005, hoạt động trung gian thương mại được xác định là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định và bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại. Bài làm dưới đây xin trình bày về cụ thể về một trong các loại hình trung gian thương mại – Đại diện cho thương nhân.
    Khoản 1 Điều 139 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Đai diện là việc một người (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lơi ích của người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. Quan hệ đại diện có thể được thiết lập trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội và bao gồm hai loại: Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
    Điều 141 Luật Thương mại 2005 quy định: “Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy quyền (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện cac hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện”.
    Từ quy định của Bộ luật Dân sự và Luật thương mại hiện hành có thể khẳng định đại diện cho thương nhân là một dạng của đại diện theo ủy quyền được thực hiện trong hoạt động thương mại.
    Đại diện cho thương nhân có những đặc điểm sau:
    1. Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện
    Trong quan hệ đại diện cho thương nhân thì cả bên đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân. Bên giao đại diện là một thương nhân có quyền thực hiện những hoạt động thương mại nhất định (như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại) nhưng lại muốn trao quyền đó cho thương nhân khác, thay mình thực hiện hoạt động thương mại. Bên đại diện cho thương nhân cũng phải là thương nhân thực hiện hoạt động đại diện một cách chuyên nghiệp. Do đó, có thể thấy hoạt động đại diện cho thương nhân liên quan tới 3 chủ thể: bên giao đại diện, bên đại diện và bên thứ ba (có thể là một hoăc một số người). Trong quan hệ với bên giao đại diện, bên đại diện sẽ nhân danh chính mình nhưng trong quan hệ với bên thứ ba thì họ sẽ nhân danh bên giao đại diện, chứ không nhân danh chính mình. Do đó, trong phạm vi ủy quyền, bên đại diện được giao dịch với bên thứ ba và mọi hành vi do bên đại diện thực hiện trực tiếp mang lại hậu quả pháp lý cho bên giao đại diện. Khi bên đại diện giao dịch với bên thứ ba thì về mặt pháp lý, các hành vi do người này thực hiện được xem như là chính người ủy quyền (người giao đại diện) thực hiện. Bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Đây là điểm khác biệt cơ bản của hoạt động đại diện cho thương nhân so với các hoạt động trung gian thương mại khác. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân, giữa bên đại diện và bên giao đại diện có sự rang buộc khá chặt chẽ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...