Tiểu Luận Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức và chỉ ra những điểm mới so với kh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Quản lý nguồn nhân lực nói chung và công chức nói riêng là một hoạt động quản lý bảo gồm nhiều nội dung. Mỗi nội dung có một vị trí nhất định và có mối quan hệ mật thiết với nhau giúp hoàn thiện bộ máy tổ chức và quản lý cán bộ, công chức của nhà nước ta.
    Trong mỗi giai đoạn khác nhau, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước sử dụng những thuật ngữ khác nhau để chỉ những người làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
    Từ thực trạng trong công tác tổ chức và hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức của nhà nước hiện nay, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần có những văn bản pháp luật quy định chặt chẽ về cán bộ, công chức để hoạt động quản lí hành chính nhà nước ta hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, luật cán bộ, công chức ra đời thay thế cho Pháp lệnh cán bộ, công chức không còn phù hợp với yêu cầu của nhà nước nữa. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm em quyết định lựa chọn vấn đề số 5 “ Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức và chỉ ra những điểm mới so với khái niệm cán bộ, công chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức”.





    NỘI DUNG
    I. Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo luật cán bộ, công chức năm 2008
    Ngày 13/11/2008 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII, đã thông qua luật cán bộ, công chức. Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cắt nghĩa được rõ ràng khái niệm cán bộ, công chức.
    1. Cán bộ
    a. Khái niệm cán bộ
    Khái niệm về cán bộ được quy định tại luật cán bộ, công chức năm 2008 do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 : “ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[1].
    b. Phân tích khái niệm cán bộ
    Việc phân tích khái niệm trên giúp chúng ta có thể để hiểu rõ hơn và để phân biệt giữa cán bộ với công chức. Theo quy định trên, bất kì người nào muốn trở thành cán bộ dù ở cấp trung ương hay địa phương trước hết phải là công dân Việt Nam. Điều 49 Hiến Pháp quy định “ Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” . Theo quy định tại điều 13 luật Quốc tịch thì “Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.” Cụ thể hơn, điều 14 Luật Quốc tịch cũng xác lập căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam.
    Thứ hai, con đường hình thành của cán bộ cũng là một điểm khác biệt đối với công chức và viên chức.
    [HR][/HR][1] http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=81139
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...