Tiểu Luận Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo luật cán bộ, công chức và chỉ ra những điểm mới so với kh

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước sử dụng những thuật ngữ khác nhau để chỉ những người làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Do vậy trong bài này chúng ta sẽ cùng đi sâu và tìm hiểu về một trong những cách gọi thuộc một trong những giai đoạn đó thông qua việc: “Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo luật cán bộ, công chức và chỉ ra những điểm mới so với khái niệm cán bộ, công chức theo pháp lệnh cán bộ, công chức”.
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

    1.Khái niệm cán bộ theo Luật cán bộ, công chức năm 2008.


    1.1. Khái niệm, đặc điểm “cán bộ” theo Luật cán bộ, công chức năm 2008
    1.1.1 Định nghĩa
    Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008).
    1.1.2 Đặc điểm
    Cán bộ được hình thành bằng con đường bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn với tính chất công việc không thường xuyên, lâu dài vì phải đảm nhiệm chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ. Ví dụ: Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hình thành bằng con đường bầu cử, do Thủ tướng Chính Phủ phê chuẩn kết quả bầu cừ, hay Chánh án TAND TP Hà Nội do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm
    Cán bộ là đội ngũ công tác tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện trở lên. Nói vậy không có nghĩa là ở cấp xã, phường, thị trấn không có cán bộ mà cán bộ ở cấp này được đề cập một cách riêng biệt do vị trí và vai trò quan trọng của đội ngũ này trong việc làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước vơi nhân dân địa phương.
    Cán bộ nằm trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách nhà nước. Điều này có nghĩa là số lượng cán bộ trong một cơ quan được giới hạn trong một con số nào đó, mức biên chế của cán bộ do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định, quy định hoặc hướng dẫn. Ví dụ: Chính Phủ quyết định biên chế và quản lí cán bộ làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, quy định mức biên chế hành chính sự nghiệp thuộc UBND, hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương

    1.2. Khái niệm, đặc điểm “công chức” theo Luật cán bộ, công chức năm 2008
    1.2.1 Khái niệm công chức theo luật cán bộ công chức năm 2008
    Theo Khoản 2 và 3 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 thì
    Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...