Chuyên Đề Phân tích khả năng thành công của nhãn hàng cà phê dành cho phụ nữ - Passiona của Trung Nguyên tại t

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Phân tích khả năng thành công của nhãn hàng cà phê dành cho phụ nữ - Passiona của Trung Nguyên tại thị trường Việt Nam

    ​[TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]I. Lời nói đầu.
    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Hiện nay tại Việt Nam các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh cũng đang cố gắng ra sức để xây dựng và phát triển cho thương hiệu của mình lớn mạnh hơn trong thị trường trong nước để làm đòn bẩy vươn xa ra thị trường quốc tế. Từ các thương hiệu đại diện cho chủng lọai hàng tiêu dùng đến các thời trang, văn hóa, ẩm thực, Trên mọi lĩnh vực ta đều thấy có sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các thương hiệu lớn, nhỏ,
    Đặc biệt trong lĩnh vực cà phê có một nhãn hiệu tuy chỉ mới xuất hiện trên thị trường chưa bao lâu nhưng đã thực sự chứng tỏ đựơc năng lực và sức lan tỏa của mình. Đó là Passiona– một sản phẩm của cà phê Trung Nguyên, một thức uống đặc biệt được yêu thích của người dân Việt Nam. Ta có thể thấy được thành công của Passiona mà những người tạọ dựng vào phát triển thương hiệu của nó mang lại qua lòng tín nhiệm và sự trung thành của các khách hàng trong nước. Có thể nói, Passiona như là một bài học bổ ích – một ví dụ sinh động điển hình cho sự thành công của quá trình xây dựng một thương hiệu.
    Nhóm chúng em đã thực hiện đề tài mang tên: “Phân tích khả năng thành công của nhãn hàng cà phê dành cho phụ nữ - Passiona của Trung Nguyên tại thị trường Việt Nam”.
    Bài tiểu luận được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Tống Bảo Hoàng cùng với phương pháp tổng hợp lý thuyết dựa trên cơ sở những kiến thức đã được học cùng với việc tham khảo những tài liệu có liên quan từ rất nhiều nguồn khác nhau. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng chúng em vẫn biết rằng bài tiểu luận vẫn mang nhiều sai sót và hạn chế, đồng thời nguồn kiến thức và tầm hiểu biết của chúng em vẫn còn nhiều giới hạn trong lĩnh vực này, do đó chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy. Xin cảm ơn thầy rất nhiều.

    II. Cơ sở lý luận và thực tiễn.

    1. Khái quát chung về marketing.
    Theo tổ chức Hiệp Hội Marketing Mỹ:
    Marketing là hoạt động, tiến hành bởi các tổ chức, cá nhân hoạt động thông qua một tập hợp các tổ chức và quy trình để tạo, giao tiếp, phân phối, và trao đổi thị trường các dịch vụ có giá trị cho khách hàng, khách hàng, tiếp thị, và toàn xã hội.

    2. Sự ra đời và phát triển.
    Trong thực tiễn, hành vi marketing xuất hiện rõ từ khi nền đại công nghiệp cơ khí phát triển trước thế kỷ 20
    Marketing ra đời trong nền sản xuất hàng hoa tư bản chủ nghĩa nhằm giải quyết các mâu thuẫn:
     Người bán và người bán.
     Người mua và người bán.
    Qua quá trình phát triển của marketing có thể chia ra làm 2 giai đoạn:
     Marketing truyền thống.
     Marketing hiện đại.

    3. Mục tiêu của marketing.
    Các nổ lực marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng làm cho họ hài lòng, trung thành với công ty qua đó thu phục thêm khách hàng mới.
    Chiến thắng trong cạnh tranh: giải pháp marketing giúp công ty đối phó tốt với những thách thức cạnh tranh, đảm bảo vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thương trường.
    Lợi nhuận lâu dài: marketing phải tạo mức lợi nhuận cần thiết giúp công ty tích lũy và phát triển.

    4. Chức năng của marketing.
    Dựa trên sự phân tích môi trường để quản trị marketing
    Phân tích môi trường và nhu cầu marketing: dự báo và thích ứng những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại. Tập hợp thông tin để quyết định vấn đề Marketing.
    Mở rộng phạm vi hoạt động: lựa chọn và đưa ra thị trường mới.
    Phân tích người tiêu thụ: xem xét đánh giá những đặc tính yêu cầu tiến trình mua của người tiêu thụ, lựa chọn nhóm người tiêu thụ để hướng các nổ lực Marketing vào đó.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...