Luận Văn Phân tích khả năng phát triển sản phẩm bột cá tại công ty TNHH Long Sinh

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Phân tích khả năng phát triển sản phẩm bột cá tại công ty TNHH Long Sinh


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC HÌNH vii
    GIẢI THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT . viii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG . 4
    1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VỊ TRÍ CỦA SẢN PHẨM 4
    1.1.1. Khái niệm về sản phẩm . 4
    1.1.2. Cấp độ của sản phẩm . 6
    1.1.3. Phân loại sản phẩm . 8
    1.1.4. Đặc tính của sản phẩm . 8
    1.1.5. Vị trí của sản phẩm trong Marketing – mix 8
    1.2. NỘI DUNH PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
    CỦA MỘT DOANH NGHIỆP . 9
    1.2.1. Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm 9
    1.2.2. Nghiên cứu thị trường cho sản phẩm 12
    1.2.2.1. Khái niệm thị trường . 12
    1.2.2.2. Phân loại thị trường . 13
    1.2.2.3. Phân khúc thị trường . 14
    1.2.3. Mục tiêu hoạt động nghiên cứu thị trường cho sản phẩm bột cá 15
    1.2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu: 15
    1.2.3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu. 16
    1.3.Nghiên cứu chiến lược sản phẩm và vai trò của nó. . 17
    1.3.1. Khái niệm về chiến lược sản phẩm. 17
    1.3.2. Các loại chiến lược sản phẩm. 17
    1.3.3. Vai trò và vị trí của chiến lược sản phẩm. . 18
    - iii -1.3.4. Lợi ích của việc nghiên cứu chiến lược sản phẩm. . 19
    1.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển của sản phẩm. 19
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BỘT
    CÁ TẠI CÔNG TY TNHH LONG SINH 23
    I- PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
    LONG SINH . 23
    PHẦN A: MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ . 23
    2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY . 23
    2.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Long Sinh . 23
    2.1.1.1. Qúa trình hình thành của công ty. . 23
    2.1.1.2. Quá trình phát triển . 24
    2.1.1.3. Thành tích đã đạt được 24
    2.1.2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty . 25
    2.1.2.1. Chức năng . 25
    2.1.2.2. Nhiệm vụ . 25
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. . 26
    2.1.4. Tổng quan về các mặt hàng SXKD chủ yếu của công ty 31
    2.1.4.1 Bột cá 31
    2.1.4.2. Phân bón lá sinh học . 32
    2.1.4.3. Thuốc thú y thuỷ sản . 32
    2.1.5. Tóm tắt quy trình sản xuất bột cá 32
    2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay của công ty. 34
    2.1.6.1. Thuận lợi 34
    2.1.6.2 Khó khăn . 35
    2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY
    TRONG THỜI GIAN QUA . 35
    2.2.1. Kết quả hoạt động SXKD của công ty trong thời gian qua 35
    2.2.2. Khái quát về tình hình tài chính của công ty 40
    2.2.3. Hoạt động nhân sự . 51
    - iv -2.2.3.1. Tổng quan về tình hình nhân sự của công ty 51
    2.2.3. Phân tích đánh giá nguồn nhân lực đối với SP Bột cá . 53
    PHẦN B: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI . 56
    2.3. Môi Trường Vĩ Mô . 56
    2.3.1. Môi trường kinh tế. 56
    2.3.2. Môi trường chính trị và pháp luật. . 57
    2.3.3. Môi trường khoa học công nghệ. 58
    2.3.4. Môi trường tự nhiên. . 59
    2.4. Môi Trường Vi Mô. . 60
    2.4.1. Sức ép của khách hàng. 60
    2.4.2. Quyền lực của nhà cung ứng . 61
    2.4.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 62
    2.4.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. . 64
    2.4.5. Sản phẩm thay thế. . 64
    2.4.6. Xây dựng ma trận SWOT. . 65
    II- PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BỘT CÁ TẠI
    CÔNG TY TNHH LONG SINH. . 70
    II.1. Tình Hình Sản Suất và Tiêu Thụ Bột Cá Trong Thời Gian Qua . 70
    II.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Bột cá . 70
    II.1.2. Hệ thống phân phối . 75
    II.2. Đánh giá về khả năng phát triển Bột cá tại Công Ty TNHH Long Sinh. 75
    II.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh: . 75
    II.2.2 Đánh giá về sản sản phẩm Bột Cá. . 77
    II.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển sản phẩm bột cá tại công
    ty. 78
    II.2.3.1. Đánh giá về vốn. . 78
    II.2.3.2 Đánh giá về công nghệ và công suất sản xuất. 79
    II.2.3.3 Đánh giá về nhân Sự quản lý. . 81
    II.2.3.4 Đánh giá về khả năng cung ứng nguyên vật liệu. . 82
    - v -II.2.3.5 Đánh giá về hệ thống phân phối của sản phẩm. 82
    II.2.3.6 Đánh giá về thị phần 83
    II.2.3.7 Đánh giá về giá bán của sản phẩm. . 84
    II.3. Các yếu tố đánh giá lợi thế cạnh tranh của sản phẩm: 85
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO SỰ PHÁT
    TRIỂN CHO SẢN PHẨM BỘT CÁ TẠI CÔNG TY TNHH LONG SINH . 88
    3.1 Đánh giá kết quả công tác sản xuất chung của công ty trong thời gian qua. 88
    3.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 89
    3.3. Một số biện pháp góp phần phát triển sản phẩm bột cá tại công ty trong
    thời gian tới. 91
    3.3.1. Tăng cường công tác thu hồi vốn kết hợp với lựa chon hình thức huy
    động vốn. 91
    3.3.2 Biện pháp 2: Tăng cường và củng cố bộ phận chuyên trách về
    Marketing . 92
    3.3.3 Biện pháp 3: Xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý. . 94
    3.3.4 Biện pháp 4: Củng cố duy trì và mở rộng thị trường. . 95
    3.4 Kết luận và kiến nghị 97
    3.4.1 Kiến nghị . 97
    3.4.2 Kết luận: . 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU
    1-SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Theo tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng sản lượng
    thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và
    172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai
    đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng
    thuỷ sản nuôi. FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế
    giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn
    vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm.
    Nhu cầu bột cá và dầu cá dự kiến mỗi năm sẽ chỉ tăng khoảng 1,1%/năm
    trong giai đoạn từ 2000 đến 2010 và 0,5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Trong
    khi đó nhu cầu bột cá ở các nước phát triển sẽ tăng 1,6% mỗi năm, ở các nước đang
    phát triển sẽ tăng 2,6%/năm cho tới năm 2010 và 1,4%/năm sau thời gian này. Khối
    lượng cá cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột cá và dùng cho các mục đích phi
    thực phẩm khác sẽ đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2015.Tiêu thụ thuỷ sản của các
    nước đang phát triển sẽ tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia tăng nhanh hơn về dân
    số và thu nhập so với các nước phát triển.
    Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta trong
    những năm gần đây và trong tương lai sẽ đồng thời với việc tăng nhu cầu sử dụng
    một lượng lớn bột cá để chế biến thức ăn. Ngày nay, bột cá được xem như là thành
    phần then chốt, rất quan trọng để làm thức ăn đối với nhiều lọai vật nuôi thủy sản.
    Đặc biệt đối với các lòai thủy sản ăn thịt như tôm, cá biển vv. Các nghiên cứu cho
    thấy bột cá có nhiều tính ưu việt như cân đối hàm lượng protein chất lượng cao
    trong thức ăn, giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp. Mặt
    khác, còn giúp giảm thiểu được sự ô nhiễm của môi trường do cung cấp số lượng
    thức ăn ít nhưng hiệu quả.
    Hơn nữa, Bột cá là thành phần quan trọng không thể thiếu trong thức ăn chăn
    nuôi gia súc và nuôi thủy sản. Lượng thức ăn cho chăn nuôi gia súc và nuôi thủy
    - 2 -sản ở nước ta năm 2010 cần khoảng 500.000 tấn/năm, trong đó bột cá sản xuất công
    nghiệp chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu, do vậy phải nhập khẩu. Do đó thị trường trong
    nước thì cần nhiều mà nhà máy sản xuất bột cá đáp ứng nhu cầu thị trường thì chưa
    có bao nhiêu.
    Công ty TNHH Long Sinh, đã đầu tư dây chuyền sản xuất bột cá từ năm
    2005, ban đầu chỉ đạt sản lượng 2.500 tấn/năm, như hiện nay thì sẽ không thể đáp
    ứng hết nhu cầu, đồng thời các nhà máy chế biến thủy sản tại khu công nghiệp Suối
    Dầu không tiêu thụ hết phế phẩm từ cá tươi nên phải chuyên trở vào miền nam để
    tiêu thụ. Với diện tích mặt bằng sản xuất 3.710m
    2
    , Công ty TNHH Long Sinh đã và
    đang đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm Bột cá công suất có thể tăng tới 3.500
    tấn/năm để đáp ứng nhu cầu Bột cá tại thị trường nội địa.
    Đó là lý do xuất phát ý tưởng cho đề tài: “phân tích khả năng phát triển
    sản phẩm bột cá tại công ty TNHH Long Sinh”
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    2.1 Mục tiêu
    Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trên
    cơ sở lý thuyết về phân tích khả năng phát triển sản phẩm, từ đó thấy được những
    cơ hội, nguy cơ để xác định năng lực cốt lõi nhằm xác định được thị trường mục
    tiêu cho sản phẩm bột cá thông qua đó có những chiến lược kinh doanh cho phù
    hợp.
    2.2 Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra
    - Câu hỏi 1: Sản phẩm Bột Cá của công ty đang ở giai đoạn nào?
    - Câu hỏi 2: Chiến lược sản phẩm nào công ty đang sử dụng ?
    - Câu hỏi 3: Các nhân tố cạnh tranh nào ảnh hưởng tới khả năng phát triển
    sản phẩm ?
    - Câu hỏi 4: Thị trường đầu ra của sản phẩm vững chắc hay không?
    - Câu hỏi 5: Thị trường mục tiêu của sản phẩm là thị trường nào?
    3. Các phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp phân tích, đánh giá
    - 3 -- Phương pháp thống kê số liệu
    - Phương pháp so sánh.
    Các nguồn dữ liệu sử dụng trong đề tài
    - Nguồn dữ liệu thứ cấp:
    1) Số liệu về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh do phòng kế toán tài
    vụ công ty cung cấp.
    2) Số liệu về cơ cấu tổ chức, lao động và các chính sách liên quan đến
    người lao động do phòng tổ chức hành chính cung cấp
    3) Số liệu về tình hình cung ứng nguyên vật liệu, tình hình tiêu thụ và thị
    trường sản phẩm Bột cá do phòng kế hoạch cung tiêu cung cấp.
    4) Một số số liêụ khác liên quan được thu thập từ bộ phận KCS và phân
    xưởng sản xuất của công ty.
    - Nguồn dữ liệu sơ cấp: điều tra các cửa hàng đại lý phân phối Bột cá của
    công ty tại khu vực Nam Trung Bộ.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng: Là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm
    2007-2009 và tình hình phát triển sản phẩm bột cá qua các năm.
    - Phạm vi: Thị trường nội địa.
    5. Bố cục của đề tài như sau:
    - Phần mở đầu: Đặt vấn đề nghiên cứu.
    - Chương 1: Tổng quan lý thuyết phân tích khả năng phát triển sản phẩm.
    - Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm Bột cá tại Công ty
    - Chương 3: Một số giải pháp đưa ra.
    6. Khó khăn trong nghiên cứu đề tài
    Là lần đầu tìm hiểu về sản phẩm công ty và là sản phẩm mới đang cần sự đầu
    tư lớn từ doanh nghiệp, nên việc nghiên cứu thị trường còn hạn hẹp. Do sản phẩm
    bột cá của công ty trong thời gian qua chủ yếu là phục vụ cho xuất khẩu. Do vậy
    vấn đề này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, tham khảo ý kiến là chủ yếu.


    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
    1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VỊ TRÍ CỦA SẢN PHẨM
    1.1.1. Khái niệm về sản phẩm
    Sản phẩm là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã
    hội. Tuỳ theo từng lĩnh vực khác nhau mà sản phẩm có một phạm vi nghiên cứu
    khác nhau. Còn đối với lĩnh vực kinh doanh thì sản phẩm được hiểu là những hàng
    hoá hoặc những dịch vụ có khả năng thoả mãn nhu cầu do nhà kinh doanh tiến hành
    sản xuất, chế biến hay khai thác và bán ra thông qua thị trường nhằm mục đích kiếm
    lời.
    Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý
    học, hoá học, sinh học có thể quan sát được, dùng thoả mãn những nhu cầu cụ thể
    của sản xuất hoặc đời sống.
    Sản phẩm theo quan điểm của Marketing:
    Sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng,
    cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả
    năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng. Theo đó, một sản phẩm được cấu tạo
    và hình thành từ hai yếu tố cơ bản sau đây:
    Yếu tố vật chất.
    Yếu tố phi vật chất.
    Theo quan niệm này, sản phẩm phải vừa là cái “đã có”, vừa là cái “đang và
    tiếp tục phát sinh” trong trạng thái biến đổi không ngừng của nhu cầu. Ngày nay,
    người tiêu dùng hiện đại khi mua một sản phẩm không chỉ chú ý đến khía cạnh vật
    chất, mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh phi vật chất, hay khía cạnh hữu hình và
    cả các yếu tố vô hình của sản phẩm
    Như vậy, một sản phẩm được cấu thành ở bốn mức độ, đó là sản phẩm cốt
    lõi, sản phẩm cụ thể, sản phẩm bổ sung, và sản phẩm tiềm năng.
    + Sản phẩm cốt lõi là phần thể hiện lợi ích hoặc dịch vụ cụ thể của sản phẩm
    đó, phần này giải đáp được câu hỏi “Người mua thực sự đang mua cái gì ?”. Tuy
    - 5 -nhiên, các nhà tiếp thị phải khám phá ra những nhu cầu ẩn giấu sau mỗi sản phẩm
    và đem bán những lợi ích, chứ không phải những đặc điểm, phần sản phẩm cốt lõi
    sẽ nằm ở tâm của toàn sản phẩm. Theodore Levitt đã nói: người mua “không mua
    những cái máy khoan 6 ly; họ mua những cái lỗ 6 ly”, (nguyên lý tiếp thị-Philip
    Kotler), điều này được thể hiện ở hình 1.1
    Hình 1.1: Bốn mức độ cấu thành của sản phẩm.
    Người thiết kế sản p hẩm phải biến cốt lõi sản phẩm thành sản phẩm hữu
    hình, hay những lợi ích mà sản phẩm mang tới cho người tiêu dùng, đó là:
    + Sản phẩm cụ thể bao gồm 5 yếu tố: Đặc điểm, nhãn hiệu, bao bì, chất
    lượng, kiểu dáng của sản phẩm.
    Sản phẩm tiềm năng
    Bao bì
    Đặc
    điểm
    Nhãn
    hiệu
    Kiểu dáng
    Chất
    lượng
    Lắp đặt
    Dịch vụ
    sau bán
    hàng
    Phân
    phối
    và tín
    dụng
    Bảo hành
    Sản phẩm lõi
    Sản phẩm bổ sung
    Sản phẩm cụ thể
    - 6 -+ Sản phẩm bổ sung bao gồm: Trang thiết bị của cơ sở sản xuất, dịch vụ sau
    bán, bảo hành, giao hàng và cho hưởng tín dụng. Phần này dẫn nhà làm tiếp thị nhìn
    về toàn hệ thống tiêu thụ của người mua: “Cung cách của một người mua khi mua
    một sản phẩm là thực hiện toàn bộ những việc gì đó mà họ đang cố hoàn tất lúc sử
    dụng sản phẩm”. Qua cách này, nhà làm tiếp thị có thể nhận ra nhiều cơ hội để ra
    tăng sự cống hiến của mình một cách hữu hiệu về mặt cạnh tranh hợn.
    Sản phẩm tiềm năng: Đó là những sáng tạo vượt ra khỏi cung cách cạnh
    tranh thông thường của một sản phẩm, nó vạch ra một tương lai mới cho sự phát
    triển của sản phẩm.
    Vậy trong việc triển khai một sản phẩm, người lập kế hoạch hay cần phải
    nghĩ đến sản phẩm ở ba mức độ: Mức độ nền tảng cố lõi sản phẩm, phần này giải
    đáp được câu người mua thực sự đang mua cái gì? các nhà tiếp thị cần phải khám
    phá ra những nhu cầu ẩn dấu sau mỗi sản phẩm, thành phẩm sản phẩm hữu hình
    như các sản phẩm: Máy vi tính, xe máy, quần áo, hội nghị nghiên cứu khoa học
    Cuối cùng các nhà thiết kế có thể đưa ra thêm những dịch vụ ích lợi bổ sung
    để tạo thành sản phẩm phụ gia. Phần phụ gia này được nhà tiếp thị nhìn toàn bộ hệ
    thống tiêu thụ của người mua: “Cung cấp cho người tiêu dùng toàn bộ những việc gì
    đó mà họ đang có hoàn tất lúc sử dụng sản phẩm”. Qua cách này, nhà tiếp thị sẽ nhận
    ra nhiều cơ hội để gia tăng sự cống hiến của mình một cách hữu hiệu về mặt cạnh
    tranh hơn.
    Do đó phần lợi ích vô hình (giá trị tâm lý) của sản phẩm này ngày càng tăng.
    Phần cấu tạo công dụng (phần vật lý) ngày càng nhường chỗ cho giá trị tâm lý. Vì
    vậy sản phẩm trong kinh doanh hiện này không chỉ quan tâm đến cấu tạo, công
    dụng mà mình phải quan tâm đến giá trị tâm lý phần lợi ích vô hình. Có như vậy sản
    phẩm làm ra mới có thể tiêu thụ được.
    1.1.2. Cấp độ của sản phẩm
    Năm mức độ của sản phẩm của mình mà nhà kinh doanh cần suy nghĩ đầy đủ
    về năm mức độ của sản phẩm. Mức cơ bản nhất là ích lợi cốt lõi, chính là dịch vụ
    hay ích lợi cơ bản mà khách hàng thực sự mua.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bảng báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty
    TNHH Long Sinh các năm 2007, 2008, 2009
    2. Chiến lược và sách lược kinh doanh_ PGS.TS. Nguyễn thị Liên Diệp
    Ths. Phạm Văn Nam.
    .3. Giáo trình quản trị Marketing căn bản: Nhà xuất bản giáo dục ĐH Kinh tế TP,
    HCM_2005. Lê thế giới_chủ biên
    Nguyễn Xuân Lân
    4. Marketing căn bản của Philip Kotler_ nhà xuất bản thống kê 2002.
    Lược dịch: TS Phan Thăng
    TS Vũ Thị Phượng
    5. Tài liệu học tập của trường đại học Nha Trang
     Bài giảng Quản trị chiến lược : Lê Chí Công
     Bài giảng quản trị tài chính: Chu Lê Dung.
     Một số luận văn các anh chị khóa trước.
    6. Các trang web tham khảo.
    o Trang web: www. Google.com.vn
    o Trang web: marketingchiếnlược.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...