Luận Văn Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn Sa Đéc

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn Sa Đéc
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
    1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
    1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
    1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn . 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 4
    1.2.1 Mục tiêu chung . 4
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 4
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu . 4
    1.4 Phạm vi nghiên cứu 4
    1.4.1 Không gian . 4
    1.4.2 Thời gian 5
    1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 5
    1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan . 5
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    8
    2.1 Phương pháp luận . 8
    2.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh 8
    2.1.2 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các bảng báo cáo tài
    chính . 9
    2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu 13
    2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh 16
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
    2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . 20
    2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . 20
    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN SAĐÉC . 21
    3.1 Vài nét về thị xã SaĐéc, Đồng Tháp 21
    3.1.1 Lịch sử hình thành 21
    3.1.2 Vị trí địa lý . 21
    3.1.3 Kinh tế 22
    3.2 Lịch sử hình thành và phát triển khách sạn SaĐéc . 22
    3.3 Chức năng, nhiệm vụ 23
    3.3.1 Chức năng 23
    3.3.2 Nhiệm vụ 23
    3.3 Công tác quản lý, tổ chức bộ máy của khách sạn . 24
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN
    SAĐÉC . 27
    4.1 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 3 năm (2006-
    2008) . 27
    4.2 Phân tích doanh thu khách sạn . 33
    4.2.1 Phân tích chung tình hình doanh thu 33
    4.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của khách sạn 38
    4.3 Phân tích chi phí . 41
    4.3.1 Phân tích chi phí theo các khoản mục 41
    4.3.2 Phân tích mức tiệt kiệm chi phí . 44
    4.4 Phân tích lợi nhuận . 48
    4.4.1 Phân tích lợi nhuận dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
    . 48
    4.4.2 Phân tích khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của khách sạn
    . 52
    4.4.3 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh qua các năm . 53
    4.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh . 55
    4.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình doanh thu 57
    4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh 56
    4.5.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 64
    4.5.4 Nhân tố khách quan 77
    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
    DOANH CỦA KHÁCH SẠN SAĐÉC 80
    5.1 Những kết quả đạt được và những hạn chế trong kinh doanh 80
    5.1.1 Những kết quả đạt được . 80
    5.1.2 Những hạn chế trong kinh doanh . 81
    5.2 Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của Khách sạn
    SaĐéc 82
    5.2.1 Phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật 82
    5.2.2 Về tổ chức hoạt động . 83
    5.2.3 Phát triển công nghệ thông tin 84
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
    6.1 Kết luận . 84
    6.2 Kiến nghị 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
    PHỤ LỤC 1 88
    PHỤ LỤC 2 89
    PHỤ LỤC 3 90
    PHỤ LỤC 4 91
    CHƯƠNG 1

    GIỚI THIỆU

    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
    Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được
    mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Khi các doanh nghiệp tham
    gia vào thương trường muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng cạnh tranh,
    không ngừng phát triển vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực phấn đấu,
    cải thiện tốt hơn về mọi mặt để phát triển bền vững. Một trong những tiêu chí để
    xác định vị thế đó là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và quan trọng nhất
    trong kết quả đầu ra của doanh nghiệp đó là lợi nhuận.
    Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng
    định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả kinh
    doanh giúp doanh nghiệp không chỉ đánh giá kết quả kinh doanh mà còn đánh
    giá chất lượng tạo ra kết quả đó. Từ đó, doanh nghiệp tìm ra những mặt mạnh để
    phát huy và những mặt hạn chế để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường
    xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh
    doanh. Mặt khác, qua phân tích giúp doanh nghiệp nắm chắc các nguồn tiềm
    năng về lao động, vật tư, vốn mà còn nắm chắc về cung cầu thị trường, các đối
    thủ cạnh tranh để khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng những cơ hội thị
    trường giúp doanh nghiệp ngày phát triển.
    1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

    1.1.2.1 Căn cứ khoa học
    Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh thực
    trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn là vấn
    đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta
    dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh.
    Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.
    Và người ta dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi nhuận thực hiện
    năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công
    ty, hay nói cách khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả không?

    Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động
    tuyệt đối và mức biến động tương đối. Trong đó:
    - Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu
    giữa hai thời kỳ, đó là kỳ phân tích và kỳ gốc hay chung hơn so sánh số phân tích
    và số gốc.
    - Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã
    được chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy
    mô của chỉ tiêu phân tích.
    Mặt khác, nhà phân tích cũng sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn
    nhằm tìm ra nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực, nhân tố nào ảnh hưởng tích cực đến
    hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
    Đồng thời để đánh giá tình hình tài chính, người ta còn xem xét một số chỉ
    tiêu về tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu về khả năng sinh lợi. Các tỷ số về khả năng
    sinh lợi được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà phân phối tài chính quan
    tâm. Chúng là cũng cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
    nghiệp. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi bao gồm:
    - Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu
    thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh
    với các tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong
    cùng ngành.
    (CHÚ Ý: Hoàn Chỉnh, copy chỉnh sửa dễ dàng, bảo đảm chất lượng)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...