Luận Văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần kho vận Miền Nam chi nhánh Cần Thơ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Bống Hà, 27/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

    Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng trầm
    trọng. Khi đó nền kinh tế thế giới luôn phải đối mặt với những khó khăn, với
    mức độ ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới, và biến đổi phức tạp. Đầu năm
    2008, kinh tế các nước lớn trên thế giới bắt đầu chao đảo, bắt đầu từ sự khủng
    hoảng của thị trường thế chấp ở Mỹ, tiêu biểu là sự sụp đổ của hai tập đoàn thế
    chấp lớn nhất nước Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae, sau đó lan rộng ra khắp
    nước Mỹ và toàn thế giới, ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả lĩnh vực kinh doanh,
    gây hậu quả nghiêm trọng. Tỷ lệ lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, chỉ số giá
    tiêu dùng gia tăng dẫn đến xuất hiện tình trạng thiếu lương thực và các mặt hàng
    thiết yếu, làm cho người nghèo, thiếu ăn gia tăng.
    Trước cuộc khủng hoảng với quy mô rộng lớn như thế, chắc chắn nền kinh
    tế Việt Nam – một nền kinh tế non trẻ vừa gia nhập WTO – không thể không bị
    ảnh hưởng. Trong 3 tháng đầu năm 2008, với vị thế một nước vừa gia nhập
    WTO, có nền chính trị ổn định trong khu vực, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
    liên tục tràn vào Việt Nam. Mở ra cơ hội phát triển cho Việt Nam, nhưng chúng
    ta lại không có chính sách, cơ chế sử dụng vốn có hiệu quả, dẫn đến tình trạng
    đầu tư tràn lan; và cũng từ tháng 03 năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đổi
    chiều như: lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị
    trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ,
    chỉ số giá tiêu dùng của nhiều mặt hàng tăng cao, giá cả các mặt hàng như lương
    thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, xăng dầu luôn tăng, có thời điểm giá xăng
    dầu lên đến 19.000 đồng/lít. Khi đó Nhà nước đề ra các biện pháp nhằm hạn chế
    lạm phát như: thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản, và đến những tháng cuối
    năm, nhà nước phải “cung tiền”, kích thích tiêu dùng.
    Chính sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, cũng như
    cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Việt Nam đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt
    động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm qua, các doanh
    nghiệp Việt Nam luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, biến đổi liên tục
     

    Các file đính kèm:

    • 1.pdf
      Kích thước:
      630.1 KB
      Xem:
      0
Đang tải...