Báo Cáo Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng MHB chi nhánh An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Cơ sở hình thành


    Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Để có một nền kinh tế phát triển vững mạnh ta phải có một hệ thống các yếu tố cơ bản cần thiết cho quá trình phát triển.

    Hệ thống trung gian tài chính nói chung và Ngân hàng Thương Mại nói riêng góp một phần quan trọng trong bộ máy của toàn bộ hệ thống. Nó là cầu nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế, làm cho các chủ thể gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, tăng sự liên kết và năng động của toàn bộ hệ thống. Nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế lạm phát cao làm cho tình hình thị trường tài chính, tiền tệ trong nước bất ổn, gây những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nói chung và họat động Ngân hàng nói riêng. Vì vậy việc phân tích và đánh giá đầy đủ chính xác kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng là rất quan trọng. Nó giúp Ngân hàng đánh giá đúng điểm mạnh điểm yếu nhằm khắc phục và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

    Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng trong cả nước thì Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là Ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh. MHB sau hơn 10 năm hoạt động, tổng tài sản tăng 117 lần, tính đến tháng 31/12/2008 đạt trên 35.200 tỷ đồng (tương đương 2 tỉ USD). Mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ bảy trong các Ngân hàng ở Việt Nam với gần 180 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên 32 tỉnh thành lớn trên khắp cả nước. Để thực hiện chiến lược Ngân hàng bán lẻ mới, MHB đang thành lập thêm 30 phòng giao dịch với quan điểm: phục vụ đầy đủ các nhu cầu tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đang phát triển nhanh chóng của phân khúc các công ty vừa và nhỏ nhằm đáp ứng được nhu cầu lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà ở đó hơn một nửa tổng số nơi ở có cấu trúc tạm bợ. Mà điển hình ở An Giang là Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang. Phòng giao dịch MHB Long Xuyên là đơn vị trực thuộc Ngân hàng MHB chi nhánh An Giang có chức năng, nhiệm vụ thực hiện đầy đủ nghiệp vụ Ngân hàng, tài chính, tín dụng của hệ thống Ngân hàng MHB Việt Nam. Các chức năng giao dịch chính của Phòng giao dịch MHB Long Xuyên là: Huy động vốn của các thành phần kinh tế dưới hình thức tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển tiền, phát hành thẻ Đồng thời, phòng giao dịch cũng thực hiện cấp phát tín dụng cho vay ngắn hạn, trung- dài hạn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng, đặc biệt là xây dựng và sửa chữa nhà ở trên địa bàn thành phố Long Xuyên và vùng lân cận. Vậy trong 3 năm 2007,2008,2009 hiệu quả hoạt động của Ngân hàng như thế nào trước những biến động của thị trường? Những khó khăn và thuận lợi gì trong quá trình hoạt động? Đó là nguyên nhân chủ yếu để ta “ Phân tích tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang”

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

    Phân tích kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang


    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    1.3.1 Đối tương nghiêm cứu: Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang

    1.3.2 Phạm vi nghiêm cứu: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang trong 3 năm 2007, 2008, 2009.


    1.4 Phương pháp nghiên cứu:

    1.4.1 Thu thập các số liệu: Số liệu thống kê- kế toán như báo cáo tài chính của Ngân hàng theo thời gian, các biểu mẫu báo cáo tín dụng, kế hoạch phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới .

    1.4.2 Thu thập thông tin từ nội bộ Ngân hàng: từ lãnh đạo, các bộ phận, nhân viên của Ngân hàng .

    1.4.3 Thu thập thông tin từ bên ngoài Ngân hàng: Internet, báo đài, tạp chí, tư liệu chuyên gia của nến kinh tế.

    Để phân tích và đánh gía họat động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang, đề tài sử dụng phương pháp và chỉ số đánh giá thông qua mô hình Camel.

    1.5 Ý nghĩa

    Phân tích kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang nhằm giúp Ngân hàng thấy được điểm mạnh để phát huy và khắc phục những điểm yếu trong quá trình họat động . Từ đó Ngân hàng sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao tính thích nghi và khẳng định sự nhạy cảm đối với thị trường cũng như họach định được phương pháp họat động phù hợp hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...