Báo Cáo Phân tích kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải tại Công ty Cổ phần vận

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU










    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, làm thế nào để tồn tại và phát triển đang và vẫn là một vấn đề thời sự nóng bỏng của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trong quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phải mang lại hiệu quả, có lợi nhuận và tích luỹ.


    Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề cả trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm, trong đó vấn đề chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu hết sức quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng tích luỹ, tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng trong nội dung công tác kế toán của doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ, em đã chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp là: “ Phân tích kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải tại Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ”.


    Nội dung của đồ án ngoài phần mở đầu và kết luận sẽ dược kết cấu thành 3 chương:


    Chương I: Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm


    Chương II: Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải tại Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ


    Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải tại Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ.





    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT


    VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM


    1.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP


    Khái niệm:


    Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phát sinh chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là nhân tố thể hiện sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp còn tồn tại, còn hoạt động tức là phải phát sinh chi phí.


    Vậy chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ và hoạt động khác của doanh nghiệp


    Chi phí sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá của doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ nhất định cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp.


    Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau, để phục vụ trong công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán quá trình sản xuất, có thể phân loại chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm theo các tiêu thức khác nhau. Các chi phí phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm.


    1.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất


    Là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất được phát sinh tập hợp


    theo giới hạn đó.

    Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí. Khi tiến hành phải căn cứ vào:


    - Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất: Quy trình sản xuất giản đơn hay phức tạp, quá trình sản xuất liên tục hay song song.


    - Loại hình sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt.


    - Đặc điểm tổ chức sản xuất có phân xưởng hay không có phân xưởng, bộ phận sản xuất hay tổ đội sản xuất.


    - Căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và yêu cầu tính


    giá thành, trình độ quản lý yêu cầu hạch toán kinh tế của doanh nghiệp.


    1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất


    1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí


    ( theo yếu tố)


    Theo quy định hiện nay thì chi phí sản xuất được chia thành 5 yếu tố:


    - Chi phí nguyên vật liệu: Là biểu hiện bằng tiền của các loại nguyên nhiên vật liệu; các loại công cụ dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định.


    - Chi phí nhân công: Là chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho việc sử dụng lực lượng lao động của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm 2 thành phần: tiền lương, các khoản khác phải trả cho người lao động, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ.


    - Chi phí khấu hao TSCĐ: Là sự ghi nhận của kế toán về việc chuyển một phần nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhằm thu hồi dần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ.

    - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ mua ngoài như điện nước, điện thoại, chi phí thuê máy móc phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


    - Chi phí bằng tiền: Gồm các khoản thuế phải nộp, công tác phí, tiếp


    khách


    Cách phân loại này cho biết với kỳ sản xuất kinh doanh đã qua, doanh nghiệp đã tiêu hao boa nhiêu nguồn lực các loại để có được kết quả. Trên cơ sở đó lập dự toán cho kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.


    1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng và địa điểm phát


    sinh của chi phí (theo khoản mục).


    Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm 5 khoản mục:


    - Chi phí NVL trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế suất dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm.


    - Chi phí nhân công trực tiếp: Là các chi phí về tiền lương, tiền công phải trả, các khoản trích theo tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như: BHXH, BHYT, KPCĐ.


    - Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí dùng trong quản lý và phục vụ liên quan đến việc tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất chung trong phạm vi một phân xưởng.


    - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm yếu tố chi phí cho


    quản lý doanh nghiệp và được phân bổ cho số lượng sản phẩm hoàn thành.


    - Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí phát sinh trong lĩnh vực lưu thông phục vụ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.

    Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm.


    1.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa tổng chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất.


    Theo cách này, chi phí sản xuất chia thành hai loại:


    - Chi phí cố định (FC): Là chi phí có tổng số không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể khi có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm sản xuất. Nhưng tính cho một đơn vị sản phẩm thì nó sẽ biến động tỷ lệ nghịch với sản lượng.


    - Chi phí biến đổi (VC): Là chi phí thay đổi biến thiên theo tỷ lệ


    thuận với sự thay đổi về khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.


    Tổng chi phí TC = FC + VC


    1.1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ chi phí và các đối tượng chịu chi phí.


    Chia thành hai loại:


    - Chi phí trực tiếp: Là chi phí sản xuất chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí, những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu chứng từ gốc để hạch toán thẳng cho đối tượng chịu chi phí.


    - Chi phí gián tiếp: Là chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, vì vậy kế toán phải tính toán chi phí cho từng đối tượng bằng cách phân bổ theo một tiêu thức thích hợp.


    Qua các cách phân loại trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà áp dụng phương pháp phân loại chi phí thích hợp.






    1.1.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

    1.1.3.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp


    a) Tài khoản sử dụng:


    TK621- Chi phí NVL trực tiếp


    Tài khoản này phản ánh toàn bộ hao phí về NVL trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp.


    TK621 được mở chi tiết, tổng hợp tuỳ theo yêu cầu quản lý. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể mở chi tiết các loại chi phí vật liệu phát sinh cho từng đối tượng sử dụng (chi tiết theo phân xưởng, theo sản phẩm, theo từng thứ vật liệu phát sinh).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...