Tài liệu Phân tích huyết đồ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực tế lâm sàng cho thấy, hầu hết khi mới học nội vòng 1, nhiều bạn nhìn vào công thức máu mà chưa hiểu hết các thông số của nó. Qua một thời gian tìm hiểu tài liệu từ các nguồn, mình viết bài này, hi vọng giúp đỡ được ít người

    Dòng hồng cầu
    ã RBC (red blood cell) : là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu. Đơn vị T/l
    ã HGB: Nồng độ hemoglobin trong máu. Đơn vị tính bằng g/l hay g/dl (tương đương mg%), đo hàm lượng hemoglobin trong máu.
    ã HCT - Hematocrit : dung tích hồng cầu, đây là phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm.
    ã RDW: dải phân bố kích thước hồng cầu, đo độ thay đổi của kích thước và hình dạng hồng cầu. Giá trị này càng cao có nghĩa là kích thước của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11-15. Nếu để ý bạn sẽ thấy có một sơ đồ bên cạnh đó mà ở trục hoành có 2 giá trị 80 , 100 fl, và đồ thị hình parabol úp ngược – đây là đồ thị minh họa cho RDW
    ã Các chỉ số hồng cầu:
    o MCV - thể tích trung bình hồng cầu, đơn vị thường dùng là femtolit (1 fl = 10-15lit)
    Bình thường : 90+- 5 fl
    MCV được tính bằng công thức: MCV = HCT / RBC. Giá trị MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu sau:
    Thiếu máu hồng cầu nhỏ - còn gọi là thiếu máu nhược sắc: khi MCV < 80 fl
    Thiếu máu hồng cầu to – còn gọi là thiếu máu ưu sắc: khi MCV > 100 fl
    Thiếu máu hồng cầu đẳng sắc : MCV bình thường
    Lí giải: Hemoglobin là một protein, do vậy nó cũng gây ra áp lực keo bên trong tế bào hồng cầu, điều này làm tế bào trương to, màng hồng cầu căng ( trong ưu sắc), hay teo nhỏ, màng hồng cầu nhẽo ( trong nhược sắc). Còn thiếu máu đẳng sắc không ảnh hưởng đến chất lượng tế bào hồng cầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...