Luận Văn Phân tích học thuyết giá trị lao động trong các học thuyết kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Bống Hà, 6/12/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích học thuyết giá trị lao động trong các học thuyết kinh tế

    Mở đầu
    Xã hội loài người đã và đang trải qua những hình thái kinh tế – xã hội khác nhau. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người đều có những hiểu biết và cách giải thích các hiện tượng kinh tế – xã hội nhất định. Việc giải thích các hiện tượng kinh tế – xã hội ngày càng trở nên hết sức cần thiết đối với đời sống kinh tế của xã hội loài người. Lúc đầu nó chỉ xuất hiện dưới những hình thức tư tưởng kinh tế, về sau mới trở thành những quan niệm, quan điểm kinh tế có tính hệ thống của các giai cấp khác nhau, đáp ứng cho nhu cầu lý luận và bảo vệ các lợi ích của các giai cấp đó. Mặt khác, các trường phái lý luận qua các giai đoạn lịch sử khác nhau mang tính kế thừa, phát triển, cũng như phê phán có tính lịch sử của các trường phái kinh tế học.
    Trường phái kinh tế chính trị học tư sản đầu tiên là chủ nghĩa Trọng thương. Nó ra đời trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị học lúc này là lĩnh vực lưu thông và đánh giá cao vai trò tiền tệ trong việc tích luỹ của cải. Con đường làm tăng của cải là thương nghiệp, là ngoại thương. Họ đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế để tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đơì.
    Theo đà thâm nhập của tư bản vào lĩnh vực sản xuất, những vấn đề kinh tế của sản xuất nảy sinh vượt quá khả năng lý giải của chủ nghĩa Trọng thương; Đòi hỏi phải có những lý thuyết mới – Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển xuất hiện.
    Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Các đại biểu xuất sẵc của trường phái cổ điển là W.Petty, F.Quesnay, A.Smith, D.Ricacdo. Các ông nghiên cứu những vấn đề cơ bản của lý luận kinh tế chính trị học như thuyết giá trị lao động, tiền lương, lợi nhuận, lợi túc, tư bản, tích luỹ, tái sản xuất. Từ đó xây dựng nên hệ thống các phạm trù, quy luật kinh tế. Trường phái này ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, dưới sự chi phối của bàn tay vô hình, Nhà nước không can thiệp vào kinh tế.
    Song thực tế đã bác bỏ tư tưởng tự do kinh tế của trường phái cổ điển. Đồng thời thể hiện sự bất lực của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển trước những hiện thực kinh tế mới. Trước bố cảnh đó, nhiều trào lưu kinh tế chính trị học nổi lên mà cơ bản là 2 trào lưu:
    Một là những nhà kinh tế tiếp tục thuyết tư sản cổ điển đã đổi mới và phát triển, Trường phái Keynes, tự do mới, chính hiện đại.
    Hai là kinh tế chính trị học Marx – Lenin.
    Trong hệ thống các các lý luận cơ bản của từng trường phái cũng như của cả quá trình lịch sử phát triển, lý luận giá trị lao động đóng vai trò hạt nhân, là cơ sở của các lý luận khác; Nó cũng bắt đầu sơ khai từ những tư tưởng kinh tế và được phát triển thành những quan niệm, khái niệm và đến Marx đã khái quát hoá thành những phạm trù, những hệ thống lý luận hoàn chỉnh mà nhờ đó giải thích được các hiện tượng kinh tế trong xã hội.
    Với những kiến thức tiếp cận được qua các bài giảng của Thầy giáo, qua một số tài liệu nghiên cứu hiện hành, trong phạm vi bản tiểu luận này, trên lập trường tư tưởng của chủ nghĩa Marx – Lenin, em xin chọn đề tài "Phân tích học thuyết giá trị lao động trong các học thuyết kinh tế"
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...