Luận Văn Phân tích hoạt động xuất khẩu Một số mặt hàng nông sản chủ yểu ở Việt Nam (Gạo ,Cà ,phê ,Cao su)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái . cho phép phát triển sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng cao và khá ổn định (bình quân tăng 4-4,5%/năm). Trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của các vùng sinh thái và các địa phương cũng như trong cả nước, đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông sản cho xuất khẩu trên quy mô lớn như: Lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng; cà phê vùng Tây Nguyên; cao su vùng Đông Nam Bộ . Nâng cao được khối lượng hàng hoá và kim ngạch nông sản xuất khẩu (bình quân tăng 20%/năm), góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, nâng cao được vị thế của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
    Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải được tập trung nghiên cứu và giải quyết. Hiện nay, trước xu thế hội nhập, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức có tính cạnh tranh về sản xuất và xuất khẩu nông sản, mà chúng ta chưa có mấy lợi thế, biểu hiện trên nhiều mặt còn yếu kém: chất lượng, khối lượng của hàng nông sản, chưa tạo lập được thị trường tiêu thụ ổn định và thiếu bạn hàng lớn, giá cả thường xuyên biến động gây không ít khó khăn cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, năng xuất lao động xã hội và năng xuất lao động trong nông nghiệp còn thấp. Năng lực thu hút lao động của các ngành kinh tế quốc dân chậm, lao động trong nông nghiệp, nông thôn dư thừa nhiều, sức ép về công ăn việc làm đang là những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.
    Với 80% dân số và trên 70% lao động xã hội đang hoạt động và sinh sống dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Do vậy, việc phát huy các lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, không chỉ là yêu cầu đối với sự nghiệp phát triển của nền kinh tế nông nghiệp mà còn là vấn đề có tính chiến lược nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội.
    Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của bài viết là những nguyên nhân dẫn đến kết quả của hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu từ năm 1992 đến nay và đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của những mặt hàng nông sản đó. Tên của đề tài là:”Phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Gạo, Cà phê, Cao su).
    Do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên bài viết chỉ tập trung nghiên cứu đối với 3 nông sản chủ yếu (gạo, cà phê, cao su) như là nghiên cứu điểm.
    Cơ cấu bài viết gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Gạo, Cà phê, Cao su) từ năm 1992 đến nay.
    Chương 3: Phương hướng và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam.
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
    XUẤT NHẬP KHẨU

    1.1. Thực chất của hoạt động xuất nhập khẩu.


    Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, hội nhập và toàn cầu hoá, các quốc gia đã và đang tham gia vào thương mại quốc tế mà trong đó xuất khẩu và nhập khẩu là nôị dung quan trọng và cốt lõi.

    1.1.1. Khái niệm.
    Xuất khẩu là những sản vật được sản xuất ra trong một nước này và đem bán sang một nước khác.
    Nhập khẩu là những sản vật được tiêu dùng trong một nước này nhưng được sản xuất ở một nước khác.

    1.1.1- Sự tất yếu của hoạt động xuất nhập khẩu.

    Từ thế kỷ 18, các nhà kinh tế học người Anh là Adam Smith và David Ricardo đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, đến nay vẫn được coi là lý thuyết nền tảng của thương mại quốc tế, còn lợi thế cạnh tranh được xem như là những vấn đề có tính chiến lược và sách lược của từng quốc gia để phát huy các yếu tố về lợi thế tuyệt đối và so sánh trong quá trình sản xuất và trao đổi thương mại.

    1.1.2.1- Lợi thế tuyệt đối.
    Theo Adam Smith thì ở mỗi một quốc gia đều có những nguồn lực và tài nguyên sẵn có như: đội ngũ lao động, nguồn vốn, đất đai, công nghệ và truyền thống kinh doanh . Như vậy các quốc gia sẽ tiến hành sản xuất chuyên môn hoá những mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt ddối về các nguồn lực, sau đó tiến hành trao đổi thì hai bên cùng có lợi. Do vậy, trong quá trình trao đổi thương mại, nguồn lực sẽ được lựa chọn sử dụng có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm của thế giới sẽ gia tăng. Giầu có của quốc gia phải được đo bằng sự giầu có của tất cả các công dân của quốc gia đó. Vởy làm thế nào để tối đa hoá lợi ích của tất cả các công dân. Thương mại quốc tế là nhân tố rất quan trọng để đạt đợc điều đó. Cơ sở nảy sinh thương mại quốc tế là sự khác biệt của các nước về năng xuất lao động tuyệt đối. Đó chính là lợi thế tuyệt đối.
     
Đang tải...