Luận Văn Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đặt vấn đề

    Trong bối cẩnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh doanh hàng hoá dịch vụ nói chung và hoạt động giao nhận vận tải quốc tế nói riêng luôn là một mắt xích trong chuỗi liên hoàn của hoạt động xuất nhập khẩu, nó phục vụ cho nhu cầu giao lưu buôn bán giữa các khu vực và giữa các quốc gia trên thế giới. Đây là loại dịch vụ Thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi nhuận thu được lại tương đối ổn định, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối, mở rộng các mối quan hệ về nhiều mặt (chính trị, luật pháp văn hoá – xã hội ) với các quốc gia khác nhau. Có thể nói giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế là nhịp cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, giao nhận vận tải quốc tế là một khâu quan trọng không thể thiếu trong suốt quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu và nhất là trong thời đại như hiện nay nhu cầu xuất nhập khẩu là rất lớn.

    Ngày nay xuất khẩu là hoạt động quan trọng để thúc đẩy quá trình hội nhập - Hội nhập để cùng tồn tại và phát triển. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang trong quá trình tham gia sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chính vì vậy vấn đề xuất khẩu hiện nay rất được nhà nước ta quan tâm, khuyến khích và vai trò của các công ty giao nhận vận tải hàng hóa càng không thể nào thiếu trong vấn đề quyết định sự thành công của việc xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế.

    Hoạt động giao nhận vận tải tại nước ta trong thời gian gần đây có những bước phát triển vượt bậc. Đó là sự gia tăng về số lượng của các công ty giao nhận, sự cải tiến về chất lượng dịch vụ phần nào đáp ứng được nhu cầu cung ứng dịch vụ Logistics của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước.

    Nước ta với nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên như: hệ thống sông ngòi đa dạng, cảng sông cảng biển nhiều rất thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa đường biển. Tuy nhiên một hạn chế lớn nhất đối với việc giao nhận hàng hóa là nước ta hầu như là cảng sông, cảng biển nhỏ, chưa thể trở thành cảng biển quốc tế hay trung chuyển hàng hóa quốc tế. Các công ty giao nhận của Việt Nam vẫn chưa có khả năng vận chuyển các đơn hàng lớn mà mới chỉ cung cấp được đơn hàng lẻ. Đồng thời nước ta đã gia nhập vào WTO nên các nhà cạnh tranh nước ngoài đã xâm nhập vào thị trường giao nhận với mức cạnh tranh rất cao trong đó có rất nhiều đại gia có tên tuổi ở nước ngoài: DHL express, FedEx express, TNT Logistics , các công ty trong nước không còn được nhà nước bảo hộ nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

    Cùng với sự phát triển của giao nhận hàng hóa Thương mại quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế ngày càng phát triển, các công ty cạnh tranh gay gắt với nhau. Hiện nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có gân 400 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải thuộc đủ các thành phần kinh tế hoạt động rộng khắp trong cả nước, tiêu biểu là Vietrans, Vietfract, Vinalines và nhiều doanh nghiệp cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân khác. Nhưng lĩnh vực hoạt động giao nhận quốc tế là lĩnh vực còn rất mới mẻ đối với nước ta, hơn nữa hoạt động giao nhận quốc tế lại là một công việc hết sức phức tạp, liên quan đến yếu tố nước ngoài như luật pháp- văn hóa của các nước bạn hàng, ngôn ngữ, tập tục, tập quán, các thông lệ quốc tế Do đó có nhiều vấn đề cần phải làm để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ lên ngang tầm quốc tế để phục vụ tốt cho công tác xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Công ty TNHH Nhất Phong Vận là một trong những doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của công ty còn có nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.

    Đứng trước đòi hỏi ngày càng khắc khe của các khách hàng buộc các nhà cung ứng dịch vụ giao nhận trong đó có công ty Nhất Phong Vận buộc phải cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay mọi công ty giao nhận của Việt Nam đều cần phải có những chiến lược để nhận biết những cơ hội và nắm bắt các mặt thuận lợi của cơ hội đó để vạch ra chiến lược hoạt động kinh doanh hiệu quả. Do đó, mục tiêu chính của bài này là:
    Tình hình hoạt động của công ty, cũng như quy trình xuất, nhập hàng hóa và khai Hải quan đối với hàng nhập và hàng xuất.
    Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại công ty, tìm ta những khiếm khuyết để có thể cải thiện.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đánh giá lại quy trình cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và khai Hải quan của công ty để tìm ra thị trường tiềm năng, khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
    Vì thời gian, năng lực và trình độ có hạn nên em chỉ nghiên cứu dựa trên những tài liệu của công ty, sách và internet.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập số liệu:
    Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế, hiện trường.
    Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của tổ chức, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, internet và các nghiên cứu trước đây.
    Phương pháp so sánh, tổng hợp:
    So sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với các thông số thị trường, các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
    5. Kết cấu chuyên đề
    Bài chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics
    Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận trong những năm qua.
    Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận đến năm 2015
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...