Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Công

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 12/4/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế ngày một nâng cao. Để đạt được những thành tựu đó, với sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng. Ngành ngân hàng với vai trò là “người đi vay” và “người cho vay” đã có những chính sách đổi mới tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, huy động tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi đưa vào lưu thông để phát triển sản xuất. Việc tạo lập nguồn vốn không những giúp cho Ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, với vai trò là nhà cung cấp vốn tín dụng, điều mà các Ngân hàng quan tâm nhất là khả năng bảo tồn vốn để tái đầu tư.
    Tín dụng là một hoạt động kinh doanh chủ yếu và đem lại lợi nhuận cao nhất đối với tất cả các Ngân hàng. Đồng thời hoạt động tín dụng còn nói lên qui mô phát triển kinh tế của Ngân hàng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ .Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và những rủi ro này lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hoạt động kinh doanh ổn định phát triển, đảm bảo có hiệu quả nhưng hạn chế rủi ro trước tiên phải thông qua việc phân tích tín dụng là mục tiêu không thể thiếu đối với hoạt động tín dụng của tất cả các Ngân hàng.
    Là một Ngân hàng quốc doanh hoạt động theo cơ chế cạnh tranh của thị trường. Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu cũng đã đưa việc phân tích tín dụng lên hàng đầu để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và khả năng bảo tồn vốn để tái đầu tư.
    Từ nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình và để hiểu sâu hơn về lĩnh vực tín dụng đối với sự phát triển của đời sống xã hội.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu tổng quát
    Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản của Ngân hàng. Đây là nguồn vốn hình thành từ vốn huy động trong khách hàng, vì vậy mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích khái quát tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua 3 năm.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua 3 năm.
    - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua 3 năm.
    - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.
    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài được sử dụng số liệu về kết quả hoạt động tín dụng qua 3 năm: 2004 – 2005 – 2006 trong thời gian từ ngày 05-03-2007 đến ngày 11-06-2007.
    Do thời gian nghiên cứu có hạn nên em chỉ tập trung khai thác số liệu tại phòng kinh doanh và phòng kế toán của Ngân hàng. Đó là nơi lưu trữ nhiều dữ liệu về hoạt động tín dụng có liên quan đến đề tài mà em nghiên cứu.
    Vì kiến thức và thời gian hoàn thành có hạn và trong quá trình thực hiện, thu thập thông tin, bước đầu tiếp cận thực tế không tránh khỏi những thiếu xót, đây cũng chính là hạn chế của đề tài. Rất mong sự giúp đở và góp ý của quý thầy cô và các bạn.
    1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐÉN ĐỀ TÀI
    Lĩnh vực phân tích hoạt động tín dụng và biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng đã có các nghiên cứu sau:
    - Tình hình cho vay, thu nợ, dư nơ, nợ quá hạn theo ngành kinh doanh
    - Các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng
    Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu phân tích tín dụng và biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng như sau: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nơ và nợ quá hạn theo địa bàn, thời hạn, thành phần kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng theo ngành nghề kinh doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...