Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sài gòn công thư

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

    1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .1

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

    1.2.1. Mục tiêu chung .2

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể .3

    1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3

    1.4. Phạm vi nghiên cứu .3

    1.4.1.Không gian 3

    1.4.2.Thời gian .3

    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu .3

    1.5. Lược khảo tài liệu 4

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .6

    2.1. Phương pháp luận 6

    2.1.1. Một số phương pháp luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6

    2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 7

    2.1.3. Nghiệp vụ huy động vốn 8

    2.1.4. Nghiệp vụ cho vay .10

    2.1.5. Các hoạt động dịch vụ 16

    2.1.6. Các chỉ tiêu phân tích .17

    2.1.7. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại .19

    2.2. Phương pháp nghiên cứu 21

    2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .21

    2.2.2. Phương pháp phân tích đánh giá 21

    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG 22

    3.1. Lịch sử hình thành và phát triển .23

    3.2 .Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Sài Gòn Công Thương .23

    3.3. Chức năng của các phòng, ban .24

    3.4. Các dịch vụ cung cấp 26

    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH CẦN THƠ .28

    4.1. Phân tích tình hình huy động vốn 28

    4.2. Phân tích tình hình cho vay vốn 33

    4.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng .40

    4.3.1. Dịch vụ thanh toán 40

    4.3.2. Hoạt động thẻ .41

    4.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 42

    4.4.1. Phân tích thu nhập 42

    4.4.2. Phân tích chi phí .45

    4.4.3. Phân tích lợi nhuận 47

    4.4.4. Phân tích các tỷ số sinh lời 49

    4.5. Các thuận lợi/ lợi thế và khó khăn/ hạn chế của ngân hàng 54

    4.5.1. Các thuận lợi/ lợi thế .54

    4.5.2. Các khó khăn/ hạn chế .55

    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP .56

    5.1. Về huy động vốn 56

    5.2. Về tín dụng, chất lượng tín dụng .58

    5.2.1. Về tín dụng .58

    5.2.2. Về chất lượng tín dụng .59

    5.2.3. Về công tác thu nợ .60

    5.2.4. Về dư nợ, nợ quá hạn 60

    5.3. Về phát triển sản phẩm dịch vụ, công nghệ thông tin .61

    5.4. Về thu nhập 62

    5.5. Về chi phí .62

    5.6. Về lợi nhuận .63

    5.7. Về suất sinh lời của tài sản (ROA) .64
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .66

    6.1. Kết luận 66

    6.2. Kiến nghị 67

    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    Khi nền kinh tế đã phát triến, các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Điều đó, đòi hỏi việc thu nhập và xử lý thông tin ngày càng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Có như vậy, mới đáp ứng được việc nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đế đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh

    nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh.

    Phân tích kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triến của các hiện tượng nghiên cứu. Phân tích kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triến, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, chưa phức tạp, công việc phân tích cũng được tiến hành chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản. Khi nền kinh tế càng phát triến, những đòi hỏi về quản lý nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên. Đế đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích kinh doanh được hình thành và ngày càng được hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập.

    Phân tích kinh doanh còn là mục tiêu của các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư. Kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh, trình độ tổ chức, sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Kết quả kinh doanh thông qua tổng lợi nhuận thu về quyết định đến việc phân chia thu nhập, đời sống của cán bộ công nhân viên
    chức, do vậy cần phải phân tích chỉ tiêu này một cách thường xuyên. Khả năng sinh lời thế hiện trình độ sử dụng vốn hiệu quả ở mức độ nào.

    Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh như bao doanh nghiệp khác, nhưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt -không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hoá, nhưng nó góp phần phát triến nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại đã làm tốt vai trò của mình - là cầu nối gắn kết các chủ thế trong xã hội, góp phần phân bổ hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triến cân đối nền kinh tế - nhằm đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục. Và một trong những ngân hàng thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty, đồng thời là ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia đó là Ngân hàng Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ.

    Đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương — Chi nhánh Cần Thơ” sẽ cho thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh cũng như những nhân tố nào tác động trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Sài Gòn Công Thương nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời phát huy được thế mạnh sẵn có của mình trong tương lai.

    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung

    Mục tiêu của đề tài là phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua đó, thấy được những thuận lợi và khó khăn cần khắc phục. Đế rồi từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    Đế thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh thì mục tiêu cụ thế như sau:

    - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng.

    - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.

    - Đánh giá các thuận lợi và khó khăn.

    - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

    1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    - Các yếu tố nào đã tác động đến tình hình hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng?

    - Các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân

    hàng trong các năm 2005, 2006, 2007?

    - Những thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng gặp phải?

    - Cần có những giải pháp gì đế nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ?

    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    1.4.1. Không gian

    Đề tài này được nghiên cứu tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ. Số 11 đường Lý Tự Trọng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

    1.4.2. Thời gian

    Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy trong 3 năm gần nhất (2005 - 2006 - 2007).

    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu là doanh số cho vay và huy động vốn, các chỉ số tài chính, các hoạt động kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...