Chuyên Đề Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo &amp PTNT- chi nhánh huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
    1.1.1. Khái niệm tín dụng
    Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật trên nguyên tắc người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Quan hệ này được thể hiện qua nội dung sau:
    Người cho vay chuyển giao cho người đi vay hay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.
    Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, khoản lời ra gọi là lợi tức tín dụng .
    Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho vay vốn tại các ngân hàng, theo đó ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho vay”.
    1.1.2. Vai trò tín dụng
    Điều hòa vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế
    Tín dụng ngân hàng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nếu muốn khuyến khích ngành nghề hay thành phần kinh tế nào phát triển, ngân hàng sẽ thực hiện ưu đãi tín dụng với ngành nghề khu vực đó. Từ đó ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đó dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng, trở thành đòn bẩy để giúp ngành nghề đó phát triển.
    Kích thích tính năng động và linh hoạt của các doanh nghiệp: Trong thời đại ngày nay, khi thông tin và công nghệ thông tin thay đổi liên tục và phát triển một cách rất nhanh chóng, các doanh nghiệp luôn đứng trước nhu cầu cần phải thay đổi cho phù hợp nhu cầu thời đại. Để thực hiện được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi máy móc, kỹ thuật hay nâng cấp nhà xưởng, đổi mới sản phẩm và ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho các doanh nghiệp tốt nhất . Qua đó, ngân hàng sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để đổi mới kích thích tính năng động của doanh nghiệp.
    Tín dụng ngân hàng giúp tăng nhanh vòng quay của vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông: Thông qua tín dụng, ngân hàng huy động được một lượng tiền lớn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thực hiện cho vay, đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà không cần phát hành thêm tiền mặt. Qua đó, ngân hàng còn thực hiện nhiệm vụ điều hòa vốn giữa các vùng các ngành, các thành phần kinh tế và việc quản lý và lưu thông tiền tệ sẽ được thực hiện tốt hơn. Hoạt động tín dụng càng mở rộng thì càng hạn chế phương thức thanh toán dùng tiền mặt do ngân hàng phải sử dụng phương thức chuyển khoản, L/C Từ đó giảm chi phí lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế.
    Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trình mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế: Thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác kinh tế, tăng cường quan hệ đối ngoại do đó đầu tư vốn tín dụng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa là mối quan tâm của các ngân hàng trong tình hình hiện nay. Ngân hàng với tư cách là tổ chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động cho vay sẽ trở thành nền tảng, là người cung cấp vốn cho các nhà đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Từ đó ngân hàng trở thành đòn bẩy thúc đẩy quá trình mở rộng và giao lưu kinh tế quốc tế, là phương tiện nối liền nền kinh tế các nước.
    Qua đó ta thấy, tín dụng ngân hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế, là phương tiện, công cụ nhà nước không chỉ có thể sử dụng quản lý mà còn sử dụng để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, thực hiện các chủ trương của nhà nước.
    1.1.3. Chức năng của tín dụng
    Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là chức năng cơ bản của tín dụng, là 2 quá trình thống nhất trong sự vận hành của tín dụng, được xem là cầu nối giữa các nguồn cung cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Trước tiên tín dụng là nơi tập trung, thu hút những nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư trong xã hội, sau đó phân phối lại dưới hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, cá nhân phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Vốn tín dụng là bộ phận quan trọng trong nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp.
    Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Sự ra đời của hoạt động tín dụng đã góp phần quan trọng trong tiết kiệm chi phí tiền mặt và chi phí lưu thông cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội thông qua các công cụ tín dụng, thanh toán: mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu thương phiếu, thẻ tín dụng, các loại séc hay còn được gọi chung là bút tệ và các phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt: chuyển khoản và các phương thức thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ, thanh toán song phương giữa các doanh nghiệp, cá nhân thông qua các ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống với nhau. Hình thức thanh toán này tạo ra sự thuận lợi cho việc lưu thông tiền tệ và giảm được khối lượng tiền mặt đáng kể lưu hành trong nền kinh tế. Qua đó giảm được các chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tạo ra sự an toàn trong lưu thông tiền tệ. Từ đó, tạo ra sự nhanh chóng trong thanh toán thúc đẩy kinh tế phát triển.
    Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế: Chức năng này thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng tức là thông qua nguồn vốn huy động và doanh số cho vay để phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Nhưng để đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả của các tổ chức, cá nhân thì ngân hàng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn của đơn vị nhằm ngăn chặn những trường hợp vi phạm chế độ quản lý kinh tế, vi phạm pháp luật nhà nước để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, mặt khác đảm bảo cho sự an toàn vốn tín dụng của ngân hàng, tránh được những thiệt hại có thể xảy ra.
    1.1.4. Phân loại tín dụng
    Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Trong quản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào các tiêu thức sau đây để phân loại:
    1.1.4.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
    * Tín dụng ngắn hạn:
    Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng thời hạn dưới một năm, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động cho các doan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...