Chuyên Đề Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long PGD Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Gian

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Với bất kỳ một quốc gia nào, bất cứ một nền kinh tế nào thì vốn luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Việt Nam xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường dựa trên nền tảng là một nước nông nghiệp kém phát triển, sản xuất không đủ tiêu dùng. Đến giai đoạn hiện nay, sau 25 năm đổi mới, khi nền kinh tế dần ổn định thì đời sống của người dân được nâng cao, xã hội càng tiến bộ, Việt Nam từng bước có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế đặc biệt là sau khi Việt Nam chúng ta gia nhập vào WTO, và bước đầu khẳng định được uy tín, chinh phục được mọi thị trường, chiếm lĩnh các thị trường lớn, ổn định góp phần nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Để tiếp tục phát triển được những bước tiến quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế như trên thì ngoài các yếu tố như các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà Nước thì việc tìm kiếm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tài trợ cho người dân để tiến hành sản xuất và tái sản xuất là một yếu tố quan trọng.
    Để có thể vực dậy và phát triển một nền kinh tế với một cơ sở hạ tầng yếu kém về mọi mặt, để có thể thắng được trong cạnh tranh, chúng ta cần có rất nhiều vốn, kênh dẫn vốn trong nước quan trọng nhất trong nền kinh tế là hệ thống Ngân hàng. Để có thể thu hút được vốn thì một trong những điều cần phải làm là làm tốt công tác tạo đầu ra, tức là cấp tín dụng cho nền kinh tế. Đặc biệt đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM) thì vấn đề chất lượng tín dụng đã và đang là vấn đề nổi bật cần phải giải quyết. Bởi vì hoạt động tín dụng luôn là một nghiệp vụ quan trọng nhất, nó mang lại khoảng 90% lợi nhuận cho các NHTM.
    Hòa cùng sự phát triển của đất nước. Tỉnh Kiên Giang đang từng bước thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, đa dạng hoá các hình thức sản xuất, kinh doanh. Muốn đạt được những bước phát triển trên thì cần có sự quy hoạch tổng thể của các cấp, các ngành và nhu cầu vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Như vậy, nguồn vốn tập trung cho sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống của người dân Kiên Giang là vấn đề cần có sự hỗ trợ từ phía những NHTM. Xuất phát từ nhu cầu đó, các Ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đang chạy đua với nhau trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, nhằm lôi kéo khách hàng về Ngân hàng của mình.
    Phần lớn nhu cầu vốn cho sản xuất và tái sản xuất trong khu vực thường có thời gian dưới một năm, nên người người dân thường vay vốn dưới hình thức là vay ngắn hạn. Nhiều năm qua Ngân hàng TMCP Kiên Long Kiên Giang sau đây được gọi tắt là (Ngân hàng Kiên Long) đã cung cấp vốn cho người dân dưới nhiều hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của khu vực nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn của người dân ngày càng cao, thêm vào đó là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các Ngân hàng nên bản thân Ngân hàng Kiên Long đã đặt ra cho mình nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là phải nâng cao hơn nữa công tác hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách hợp lý nhất, đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất, đây cũng là một phần trong kế hoạch phát triển của Ngân hàng năm 2012 nhằm tăng khả năng cạnh tranh với những NHTM khác trong thời kỳ hội nhập.
    Xác định được tầm quan trọng đó nên trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Kiên Long_PGD Rạch Sỏi với sự hướng dẫn nhiệt tình của GVHD và được sự giúp đỡ của lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên đơn vị em đã mạnh dạng chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long_PGD Rạch Sỏi” làm đề tài tốt nghiệp.
    2. Mục tiêu nghiên cứu2.1. Mục tiêu chungPhân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng với mục tiêu phản ánh tình hình hoạt động của Ngân hàng trong thời gian nghiên cứu từ 2009-2011. Từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng và đưa ra giải pháp giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn nữa.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Tìm hiểu sơ lược về tín dụng để có những hiểu biết cơ bản về tín dụng và vận dụng những hiểu biết này vào việc phân tích đánh giá hoạt động tín dụng của PGD.
    - Phân tích tình hình huy động vốn của PGD từ 2009-2011 qua đó thấy được cơ cấu nguồn vốn huy động, quy mô hoạt động, đối tượng hoạt động, loại hình hoạt động cũng như chất lượng công tác huy động vốn của PGD qua các năm. Đưa ra những nhận định đúng đắn về tình hình huy động của Ngân hàng thông qua sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động.
    - Phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu.
    + Phân tích doanh số cho vay qua 3 năm: biết được hoạt động cho vay của Ngân hàng, quy mô đầu tư, đối tượng đầu tư trong từng thời kỳ, thấy được những khác biệt trong chiến lược phát triển của Ngân hàng cho từng giai đoạn.
    + Phân tích doanh số thu nợ: biết được tình hình quản lý các khoản nợ của PGD, hiệu quả đầu tư, tính chính xác trong công tác thẩm định của cán bộ tín dụng, làm tiền đề cho việc tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
    + Phân tích tình hình dư nợ: thấy được tổng dư nợ qua các năm tăng trưởng như thế nào. Xác định những biến động dư nợ qua các năm thông qua mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, đưa ra được nguyên nhân chính dẫn đến những biến động đó. Tùy từng nguyên nhân cho ra kết luận cho sự biến động của dư nợ qua các năm là tốt hay xấu, so sánh với định hướng của Ngân hàng hay của Chính phủ. Từ đó có được cách nhìn khái quát về tình hình cho vay của PGD làm cơ sở đưa ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển hoạt động cho vay của PGD.
    + Phân tích nợ xấu: biết được tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ, qua đó phân tích được quy mô nợ xấu tập trung trong loại hình nhóm khách hàng nào, nợ xấu tăng hay giảm trong giai đoạn 2009-2011. Tìm nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, đưa ra hướng giải quyết.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu
    Bao gồm 2 dạng số liệu: thứ cấp và sơ cấp
    + Số liệu thứ cấp được thu thập từ PGD Rạch Sỏi để có được những số liệu thực tế trong 3 năm nghiên cứu từ 2009-2011, và tìm thêm thông tin trên Internet, báo chí,
    +Số liệu sơ cấp: thu thập được thông qua trao đổi trực tiếp và quan sát cách làm việc các nhân viên trong Ngân hàng.
    3.2. Phương pháp phân tích3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả: bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và đưa ra kết luận.- Nội dung của bảng thống kê:
    + Số hiệu bảng: ngắn gọn giúp người đọc dễ dàng xác định vị trí biểu bảng khi tham khảo.
    + Các chỉ tiêu hàng và cột: số liệu ở một ô phải nói lên được ý
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...