Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Phòng giao dịch Sa

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Đồng Tháp là một Tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, và có
    thể nói là tỉnh nghèo, kinh tế nông nghiệp còn chiếm phần chủ yếu, cơ sở hạ tầng
    chưa phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng chậm so với yêu cầu, nhà cửa còn nhiều
    vách tre mái lá, thường xuyên bị ngập khi lũ về, không ổn định nơi ăn chỗ ở.
    Với chủ trương của Đảng và Nhà nước, để đưa đất nước nói chung tỉnh
    Đồng Tháp nói riêng từng bước thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến
    tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, tạo cho người dân có nhà ở kiên
    cố ổn định, đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, tập trung các dự án lớn để tạo động lực phát
    triển kinh tế tỉnh.
    Ngày nay ít có thiết chế nào tác động đến đời sống con ngườivà xã hội
    mạnh mẽ bằng hoạt động Ngân hàng. Cùng với sự đi lên của đất nước, hệ thống
    ngân hàng và hoạt động của nó được tôn vinh như những cơ sở, những động lực
    cho sự phát triển của nền kinh tế hiện đại.
    Và trong nền kinh tế thị trường thì Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng.
    Hệ thống Ngân hàng với chức danh nổi bật là huy động tài chính nhàn rỗi và các
    nguồn lực khan hiếm của xã hội để cung ứng một cách tốt nhất, lợi ích nhất cho
    nhu cầu sản xuất, trao đổi, thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá,
    nhanh chóng, điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Với vai
    trò như vậy thì hoạt động Ngân hàng rất cần cho sự phát triển kinh tế cả nước
    cũng như của tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Nó có vị trí tiên phong trong công việc
    phát triển toàn diện nền kinh tế. Vì vậy mà các Ngân hàng ngày càng nổ lực hơn
    trong hoạt động kinh doanh của mình trên mọi lĩnh vực của tỉnh Đồng Tháp.
    Đến nay, với hơn 7 năm thành lập Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng
    sông Cửu Long (MHB) - Phòng giao dịch Sa Đéc đã không ngừng phấn đấu nổ
    lực hoạt động và với chức năng nhiệm vụ thực hiện huy động vốn ngắn hạn,
    trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận
    uỷ thác đầu tư từ chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước và tổ chức quốc tế và đầu tư

    cho vay trên mọi lĩnh vực mà pháp luật cho phép. Tín dụng là khoản mục sử
    dụng vốn lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất của Ngân
    hàng. Vì vậy sự thành công hay thất bại của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào
    hoạt động tín dụng. Vì những lẽ trên nên em chọn đề tài “Phân tích hoạt động
    tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Phòng
    giao dịch Sa Đéc Tỉnh Đồng Tháp
    ” làm luận văn tốt nghiệp.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng
    bằng sông Cửu Long Phòng giao dịch Sa Đéc tìm ra những mặt mạnh yếu để đưa
    ra những phương hướng khắc phục và phát huy góp phần nâng cao chất lượng tín
    dụng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Mặt khác, tìm ra những biện pháp
    hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng và hạn chế rủi
    ro trong cho vay.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích tình hình hoạt động vốn vay của Ngân hàng trong 3 năm 2005-
    2007.
    - Phân tích tình hình sử dụng vốn,dư nợ, thu nợ, nợ quá hạn, của Ngân
    hàng trong 3 năm 2005-2007.
    - Đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài
    chính từ năm 2005-2007.
    - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
    - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân
    hàng.
    1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    Câu 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của MHB Sa Đéc qua ba năm như
    thế nào?
    Câu 2: Những thuận lợi và khó khăn của MHB Sa Đéc ?
    Luận văn tốt nghiệp
    Câu 3: Năng lực cạnh tranh của MHB Sa Đéc đối với các Ngân hàng khác
    trong cùng địa bàn như thế nào?
    Câu 4: Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của MHB Sa
    Đéc ?
    Câu 5: Qua những nghiên cứu và phân tích về hoạt động tín dụng của MHB
    Sa Đéc thì rút ra được những kết luận và kiến nghị gì ?
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Không gian
    Đề tài chủ yếu phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong địa bàn
    hoạt động, do đó chỉ tập trung phân tích trong 3 huyện là Lai Vung, Châu Thành
    và Thị Xã Sa Đéc.
    1.4.2. Thời gian
    Luận văn được thực hiện trong khoản thời gian từ ngày 11/02/2008 đến
    ngày 25/04/2008.
    Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu trong 3 năm 2005-2007.
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
    Do thời gian thực tập có hạn, nên luận văn này chỉ nghiên cứu xoay quanh
    những vấn đề sau:
    - Tình hình kinh doanh thực tế tại Ngân hàng
    - Các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động
    kinh doanh và một số chỉ tiêu phản ảnh tình hình tín dụng tại Ngân hàng.
    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    *“Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đông Á”.SVTH: Đinh Quốc
    Việt-ĐHKT TPHCM năm 2004-2006.
    Nội dung chính: Đề tài chủ yếu tập trung phân tích tình hình huy động vốn
    và sử dụng vốn, từ đó là việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, đề xuất các
    biện pháp và kiến nghị đối với Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín
    dụng.

    Phương pháp được tác giả sử dụng trong đề tài là phương pháp thống kê, so
    sánh các số liệu qua các năm để tìm ra sự biến động các chỉ tiêu phân tích.
    Điểm khác biệt giữa bài phân tích này và bài luận văn của em là:
    + Thời gian phân tích
    + Đối tượng nghiên cứu là Ngân hàng TMCP, Ngân hàng này đang áp dụng
    cơ chế một cửa. Còn bài luận của em thì đối tượng nghiên cứu là Ngân hàng
    TMNN đang áp dụng cơ chế hai cửa.
    *“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại
    cổ phần trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh”-TS.Lê Hùng.
    Nội dung chính: Bài báo cáo chủ yếu tập trung phân tích , đánh giá và làm
    rõ hiện trạng năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Thành
    Phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách để nâng cao
    năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Thành Hồ Chí Minh.
    Điểm khác biệt giữa bài báo cáo này và bài luận văn của em là:
    + Thời gian nghiên cứu, thời gian được sử dụng trong bài báo cáo là từ
    2000-2004. Còn bài luận văn của em chỉ nghiên cứu trong khoảng 3 năm là từ
    2005-2007.
    + Phương pháp được sử dụng trong bài báo cáo về “Giải pháp nâng cao
    năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành
    Phố Hồ Chí Minh” là phương pháp duy vật biện chứng về tự nhiên và xã hội của
    chủ nghĩa Mac-Lenin. Ngoài ra báo cáo còn sử dụng thêm phương pháp chuyên
    gia nhằm thu thập ý kiến qua các cuộc hội thảo và thực hiện phỏng vấn một số
    Ngân hàng được chọn nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng về mặt
    định tính.
    * “Tài liệu Quản lý khoản vay và thu hồi nợ của MHB Đồng Tháp”.
    Nội dung chính: Tài liệu chủ yếu đưa ra quy trình cho vay để cán bộ tín
    dụng MHB thực hiện. Bên cạnh đó, tài liệu còn đưa ra các nguyên nhân của các
    khoản vay có vấn đề. Từ đó tiến hành giám sát và cảnh báo sớm các dấu hiệu có

    vấn đề. Cuối cùng tiến hành xử lý các khoản vay có vấn đề theo một quy trình
    qua 5 giai đoạn.
    Giai đoạn 1: Xem xét trong nội bộ
    Giai đoạn 2: Gặp khách hàng
    Giai đoạn 3: Xác minh tính xác thực các thông tin
    Giai đoạn 4: Chọn kế hoạch hành động
    Giai đoạn 5: Thực hiện kế hoạch hành động
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...