Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tiền Giang năm 2003-2005

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    II. MỤC TIÊU CHỌN ĐỀ TÀI:
    Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau:
    - Tìm hiểu hoạt động tín dụng của chi nhánh qua 3 năm.
    - Phân tích kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh qua 3 năm.
    - Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và giải pháp cho hoạt động tín dụng trong giai đoạn sắp tới.
    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu.
    * Phương pháp thu thập số liệu:
    - Thu thập số liệu tại phòng tín dụng, phòng thẩm định, phòng nguồn vốn và phòng hành chánh.
    - Tham khảo các tạp chí, trang web, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    * Phương pháp phân tích số liệu:
    - Sử dụng phương pháp tổng hợp so sánh tuyệt đối và tương đối để phân tích các số liệu có liên quan.
    - Kết hợp các kiến thức đã học với các tài liệu nghiên cứu để làm nền tảng cho cơ sở lý luận của đề tài.
    IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    Vì thời gian thực tập có giới hạn nên chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của chi nhánh qua các năm 2003, 2004, 2005.









    PHẦN NỘI DUNG
    ​ CHƯƠNG 1

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG

    I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
    1. Tín dụng là gì:
    Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó một bên chuyển giao tiền và tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận.
    Trong quan hệ giao dịch này thể hiện:
    * Trái chủ (hay còn gọi là người cho vay) chuyển giao cho người cho thụ trái (hay còn gọi là người đi vay) một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật (máy móc, hàng hoá ).
    * Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay.
    * Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức.
    Quan hệ tín dụng có thể diễn tả theo mô hình sau:


    [​IMG]





    Hình 1: Mô hình quan hệ tín dụng




    2. Nguyên tắc cho vay:
    Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn và các ngân hàng đều quán triệt các nguyên tắc tín dụng. Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng phải dựa trên các nguyên tắc này để xem xét xây dựng, thực hiện và xử lý những vấn đề liên quan đến tiền vay, khách hàng vay vốn cũng phải tuân thủ và bị ràng buộc bởi các yêu cầu đặt ra theo xu hướng mà nguyên tắc này đòi hỏi. Đó là các nguyên tắc:
    Nguyên tắc 1: Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng.
    Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với ngân hàng và đã được ngân hàng cho vay chấp nhận. Đó là các khoản phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay Ngân hàng có quyền từ chối và huỷ bỏ mọi nhu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay. Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hoạt động của bên vay về phương diện này.
    Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
    Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, ngân hàng và bên vay thoả thuận trong hợp đồng rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc) với một khoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.
    Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng: Tiền vay phải được đảm bảo giá trị, tiền vay phải đảm bảo thu hồi được đầy đủ gốc và lãi. Bởi vì nguồn vốn để cho vay là nguồn vốn ngân hàng huy động, ngân hàng phải trả lãi tiền gửi cho người gửi tiền khi đến hạn thanh toán. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của ngân hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng động. Nguyên tắc này ràng buộc các ngân hàng không thể cung cấp vốn cho các khách hàng làm ăn yếu kém không hiệu quả, không trả được nợ, làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng phục vụ cho nền kinh tế.
    3. Điều kiện cho vay:
    Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
    3.1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:
    * Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
    - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.
    - Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
    - Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
    - Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
    - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
    * Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài: phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
    3.2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
    3.3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng trong thời hạn cam kết.
    3.4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả; dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
    3.5. Thực hiện bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Ngân hàng.
    4. Đối tượng cho vay:
    Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định.
    Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:
    + Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống và đầu tư phát triển.
    + Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với lô hàng xuất nhập khẩu Đây là khoản tiền được tính vào giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu. Thông qua nghiệp vụ này ngân hàng đã tham gia tích cực vào quá trình lưu thông hàng hoá một cách nhanh nhất, tạo điều kiện thuận lợi và thời cơ cho khách hàng.
    + Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.
    Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:
    + Số tiền thuế phải nộp (trừ các khoản tiền thuế ở trên).
    + Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác.
    + Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.
    Theo quy định 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn quy định tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:
    + Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...