Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công thương thành phố Cần Thơ
    GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 1 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
    Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
    tài chính với mong muốn đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng và thu lợi nhuận. Là
    ngân hàng thương mại quốc doanh, hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt
    Nam (NHCT VN) nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thành phố Cần
    Thơ (CN NHCT TP.Cần Thơ) nói riêng cũng không ngoài mục đích đó. Với hệ
    thống sản phẩm, dịch vụ phong phú và đa dạng, CN NHCT TP.Cần Thơ là tổ chức
    tín dụng được rất nhiều đối tượng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác
    nhau chọn lựa giao dịch.
    Trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động thì huy động vốn và cho vay là hai lĩnh vực
    hoạt động chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản của ngân
    hàng. Trong đó cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu, hiệu quả hoạt động
    cho vay ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng.
    Một khoản cho vay có đem lại hiệu quả không điều đó phụ thuộc vào chất
    lượng của khoản cho vay hay còn được gọi là chất lượng tín dụng. Một khoản tín
    dụng có chất lượng sẽ đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
    Phân tích hoạt động tín dụng sẽ giúp ta thấy được thực trạng về tình hình tín
    dụng, một số chỉ tiêu tín dụng tại ngân hàng cũng như hiệu quả những khoản tín
    dụng như thế nào, từ đó có giải pháp khắc phục đồng thời có thể tránh được một số
    rủi ro trong kinh doanh nhằm có hướng duy trì và ngày một nâng cao hiệu quả hoạt
    động tín dụng giúp ngân hàng đạt được mục tiêu “Tối đa hoá lợi nhuận và giảm
    thiểu rủi ro”.
    Chính vì sự cần thiết nói trên mà em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín
    dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ” để nghiên
    Phân tích hoạt động tín dụng
    tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
    GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 2 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
    cứu trong luận văn tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu về tình hình hoạt động tín
    dụng của ngân hàng trong 3 năm qua 2004, 2005, 2006, tìm hiểu về các giải pháp
    khắc phục và ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng mà ngân hàng đã áp
    dụng trong thời gian qua; dự báo tình hình tín dụng cho những năm tiếp theo để từ
    đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng tại
    ngân hàng.
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
    Đề tài được nghiên cứu dựa vào một số lý thuyết về tài chính ngân hàng, sử
    dụng phương pháp dự báo để ước lượng một số chỉ tiêu tín dụng trong tương lai.
    Đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập tiếp xúc thực tế với hoạt động tín
    dụng tại CN NHCT TP.Cần Thơ, với số liệu thực tế phát sinh tại ngân hàng qua các
    năm cần nghiên cứu 2004, 2005, 2006.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, cơ
    cấu của từng chỉ tiêu, qua đó thấy được biến động, nguyên nhân dẫn đến những biến
    động, các giải pháp duy trì và đi đến tăng cường những biến động tích cực đồng thời
    hạn chế những biến động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh
    doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tín
    dụng nói riêng từ đó góp phần vào tình hình kinh doanh chung của ngân hàng.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích thực trạng về tình hình tín dụng tại ngân hàng qua các năm 2004,
    2005, 2006.
    - Phân tích các chỉ tiêu thể hiện chất lượng tín dụng.
    - Một số giải pháp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân
    hàng, cũng như hạn chế tình trạng nợ quá hạn.
    Phân tích hoạt động tín dụng
    tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ

    1.3. PHẠMVI NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Không gian
    Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập, tiếp xúc thực tế
    với hoạt động tín dụng tại CN NHCT TP.Cần Thơ.
    1.3.2. Thời gian
    - Đề tài được nghiên cứu trong thời gian 15 tuần thực tập tại ngân hàng, từ
    ngày 05 tháng 03 năm 2007 đến ngày 11 tháng 06 năm 2007.
    - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu của 3 năm 2004, 2005, 2006.
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
    - Tình hình kinh doanh thực tế tại ngân hàng.
    - Các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
    doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng tại
    ngân hàng.
    - Một số tài liệu được cung cấp từ phía ngân hàng.
    1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Lý thuyết
    1.4.1.1. Cho vay
    Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho
    khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định
    theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi vay.
    1.4.1.2. Cấp tín dụng
    Cấp tín dụng là việc ngân hàng cho vay thỏa thuận để khách hàng sử dụng
    một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,
    cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
    1.4.1.3. Ngân hàng cho vay
    Bao gồm Trụ sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam, các Sở giao
    dịch, các Chi nhánh Ngân hàng Công thương câp 1, cấp 2, Phòng giao dịch của các
    Chi nhánh Ngân hàng Công thương trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng.
    Phân tích hoạt động tín dụng
    tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
    GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 4 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
    1.4.1.4. Bảo đảm tiền vay
    Bảo đảm tiền vay là việc ngân hàng cho vay áp dụng các biện pháp nhằm
    phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho
    khách hàng vay.
    1.4.1.5. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
    Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là việc cho vay vốn của ngân hàng cho
    vay mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện
    bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng hoặc
    bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
    1.4.1.6. Cầm cố
    Là việc khách hàng vay dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm
    bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng cho vay, đồng thời giao tài sản đó cho
    ngân hàng cho vay nắm giữ.
    1.4.1.7. Thế chấp
    Là việc khách hàng vay dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm
    bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng cho vay, ở đây không giao quyền nắm
    giữ tài sản cho ngân hàng nhưng có thể giao cho bên thứ ba giữ tài sản đó (nếu có sự
    đồng ý của ngân hàng cho vay).
    1.4.1.8. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay
    Là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực
    hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó với ngân hàng cho vay.
    Tài sản hình thành từ vốn vay: là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài
    sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của ngân hàng cho vay.
    1.4.1.9. Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản (tín chấp)
    Là việc khách hàng vay dùng uy tín của mình hoặc được bên thứ ba có uy
    tín đứng ra bảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...