Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng sản xuất kinh doanh tại ngân hàng sài gòn thương tín - chi nhánh kiên g

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1

    GIỚI THIỆU
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    Sự phát triển ngày một hoàn thiện và đa dạng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đã có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho quá trình mở cửa và hội nhập. Nhờ vào hoạt động của hệ thống ngân hàng mà nhu cầu sử dụng vốn để duy trì và mở rộng qui mô sản xuất của các thành phần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả cao.
    Tuy nhiên việc gỡ bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ đối với ngành tài chính trong xu thế hội nhập tất yếu vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đang đem đến những thách thức rất lớn cho hệ thống NHTMCP ở nước ta, thậm chí sẽ có không ít NHTMCP phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập hoặc rút lui khỏi thị trường nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài. Không ít các khó khăn đã đặt ra cho hệ thống NHTMCP nói chung và ngân hàng Sài Gòn Thương Tín nói riêng, nhưng với tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh tranh và biết hướng vào hệ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giúp cho Sacombank tìm được thị phần riêng, vượt qua khó khăn và trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
    Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại tốt nhất Việt Nam, nên Sacombank đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư máy móc, trang thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng nhà xưởng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, cho thấy công tác tín dụng không những là hoạt động thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà nó còn là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất, đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của ngân hàng.
    Ngân hàng Sài gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang chỉ mới bắt đầu hoạt động từ năm 2002. Qua hơn 6 năm hoạt động Sacombank ngày càng khẳng định thương hiệu trên địa bàn, được người dân biết đến, được các doanh nghiệp tin cậy và giao dịch ngày một đông. Với mục tiêu kinh doanh là đảm bảo nhịp độ phát triển nhanh và bền vững đem về lợi nhuận cao và an toàn vừa phù hợp với mục tiêu kinh doanh của Hội đồng quản trị đặt ra, vừa phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế trọng yếu của tỉnh. Vì thế, công tác quản lý, kiểm soát và định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng nói chung và cho hoạt động tín dụng sản xuất kinh doanh nói riêng vừa đạt hiệu quả cao, vừa an toàn là vấn đề được Ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm hàng đầu, nhất là trong thời điểm hiện nay là thời điểm mà ngân hàng cần phải tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng mới, nhằm chủ động và củng cố nội lực để sẵn sàng bước khẳng định hình ảnh và thương hiệu Sacombank trên địa bàn hoạt động.
    Với các lý do trên, em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng sản xuất kinh doanh tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình sau một thời gian thực tập tại ngân hàng.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
    1.2.1. Mục tiêu chung.
    - Phân tích tín dụng sản xuất kinh doanh tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
    - Đánh giá một cách khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2005 – 2007.
    - Phân tích và đánh giá hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thông qua việc đi phân tích các chỉ tiêu:
    + Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh phân theo thời hạn và thành phần kinh tế.
    + Doanh số thu nợ trong cho vay sản xuất kinh doanh phân theo thời hạn và thành phần kinh tế.
    + Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh phân theo thời hạn và thành phần kinh tế.
    + Nợ quá hạn trong cho vay sản xuất kinh doanh.
    + Đánh giá hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu: Dư nợ trên tổng nguồn vốn, dư nợ trên vốn huy động, tỷ lệ nợ quá hạn, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng.
    - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung, hiệu quả tín dụng sản xuất kinh doanh nói riêng cho ngân hàng.
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
    1.3.1. Không gian.
    Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Kiên Giang, trụ sở đặt tại 281 – Trần Phú – Thành phố Rạch Giá – Tỉnh Kiên Giang.
    1.3.2. Thời gian.
    Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Kiên Giang qua 3 năm 2005, 2006, 2007.
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.
    Đề tài tập trung nghiên cứu xung quanh các vấn đề về tín dụng cho vay sản xuất kinh doanh như là doanh số cho vay, doanh số thu nợ trong cho vay sản xuất kinh doanh, dư nợ, nợ quá hạn và các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng.
    1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
    Để hoàn thành được nội dung phân tích đề tài này, ngoài những kiến thức về lý thuyết được trang bị trong suốt thời gian học ở trường và những hiểu biết thực tế do tiếp xúc trực tiếp với tình hình hoạt động của Ngân hàng S
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...