Chuyên Đề Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại và trung hạn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng đều cần đến vốn, vốn có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đặc thù của huyện Long Phú là sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó doanh nghiệp không chỉ có nhu cầu vốn trung và dài hạn để đổi mới công nghệ, nhà xưởng, máy móc mà luôn có nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung cho việc thiếu hụt vốn tạm thời như thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp; trả lương cho công nhân Còn nông dân lại có nhu cầu vay vốn để tái sản xuất, mở rộng sản xuất mùa vụ Do đó nhu cầu về vốn ngắn hạn và trung hạn, đặc biệt là nguồn vốn vay từ Ngân hàng là rất cao. Qua quá trình hoạt động, các dịch vụ của NHNo & PTNT huyện Long Phú ngày càng được đổi mới và đa dạng. Cũng như các Ngân hàng khác, hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ yếu tạo ra lợi nhuận lớn cho Chi nhánh, nó mang lại 80 - 90% thu nhập cho Chi nhánh, song rủi ro của nó cũng là lớn nhất. Vì sự quan trọng của tín dụng Ngân hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các Ngân hàng, trước mắt là phải nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, từng bước giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội của huyện. Nắm được yêu cầu cấp thiết trên, tôi đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại và trung hạn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Long Phú” để làm đề tài nghiên cứu.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1 Mục tiêu tổng quát
    Phân tích và đánh giá tình hình tín dụng của NHNo & PTNT huyện Long Phú từ năm 2008 đến năm 2010. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông tín dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    Để thực hiện mục tiêu chung trên, đề tài cố gắng nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
    - Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2010.
    - Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng.
    - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1 Phương pháp thu thập số liệu
    Thu thập số liệu trực tiếp từ NHNo & PTNT huyện Long Phú năm 2008, 2009, 2010. Cụ thể:
    + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, năm 2010.
    + Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.
    3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
    - Phương pháp so sánh:
    + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: được biểu hiện bằng các con số cụ thể, thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hay chỉ tiêu đề ra.
    + Phương pháp so sánh số tương đối: được biểu hiện bằng tỷ lệ %, phản ánh kết cấu, tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích.
    - Phương pháp đồ thị: sử dụng các đồ thị, biểu đồ để miêu tả khái quát các chỉ tiêu phân tích.
    [​IMG]
    - Áp dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng:
    + Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.
    + Chỉ tiêu dư nợ / tổng vốn huy động.
    + Chỉ tiêu nợ xấu / tổng dư nợ.
    + Chỉ tiêu hệ số thu nợ.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    4.1. Phạm vi thời gian
    Đề tài có thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2010, số liệu về huy động vốn và cho vay của Ngân hàng được thu thập trong 3 năm 2008, 2009 năm 2010.
    4.2. Phạm vi không gian
    Đề tài được nghiên cứu tại NHNo & PTNT huyện Long Phú. Cụ thể là số liệu lấy từ Phòng tín dụng của Ngân hàng.
    4.3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của NHNo & PTNT huyện Long Phú. Trên cơ sở phân tích tình hình huy động và cho vay vốn, để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro trong cho vay tạo thêm uy tín cho chi nhánh nhằm từng bước đưa hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn trong những năm tới






















    PHẦN NỘI DUNG

    Chương 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN

    1.1 KHÁI NIỆM TÍN DỤNG

    - Tín dụng : là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật và được hình thành theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định.
    - Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa thu trong khoản thời gian nhất định.
    - Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng cho vay mà Ngân hàng đã thu về được trong khoản thời gian nhất định.
    - Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ cho vay ra nhưng chưa thu hồi về được vào một thời điểm nhất định.
    - Nợ quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Khi đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Nợ được chia thành 5 nhóm: 1, 2, 3, 4, 5. Các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu.
    * Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo nhóm:
    + Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
    -Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
    - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
    + Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
    - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về kh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...