Chuyên Đề Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNO&amp PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    e&f
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Ở Việt Nam, hệ thống Ngân hàng đã đóng góp rất nhiều vào quá trình xây dựng đất nước, là bộ phận tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, là động lực góp phần tích cực trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
    Trong nền kinh tế thị trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng đa dạng, năng động và phát triển. Để làm được điều đó Nhà nước phải đầu tư rất nhiều. Trong những năm qua nhờ thực hiện chính sách đổi mới của đất nước, nền kinh tế nông ngiệp có những bước phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nông dân được nâng cao. Qua đó ngành ngân hàng đóng góp không nhỏ trong việc hỗ trợ vốn cho người nông dân tham gia sản xuất, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Nông nghiệp và Nông thôn.
    So với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trong cả nước, Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Đầm Dơi với quy mô và diện tích tuy nhỏ nhưng cũng góp phần rất lớn vào quá trình phát triển nền kinh tế Nông nghiệp và bộ mặt Nông thôn của tỉnh nhà nói riêng cùng với sự phát triển của đất nước nói chung, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần
    Tuy nhiên, cũng còn nhiều mặt hạn chế về nguồn vốn, cụ thể là mức cung < cầu. Điều quan trọng là làm sao để nguồn vốn của Ngân hàng đến tận tay người sản xuất một cách kịp thời và đầy đủ, sử dụng đúng mục đích phát triển sản xuất, luôn áp dụng và cải tiến khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển Nông nghiệp Nông thôn từng bước nâng cao mức sống của từng người dân, hộ sản xuất, các tổ chức kinh tế
    Là một thành viên trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đầm Dơi không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế cho vay. Tuy nhiên, đầu tư vốn vào nông nghiệp chủ yếu là cho vay hộ nông dân vẫn còn một số tồn tại. Để mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng thì cần phải phân tích, đánh giá hiệu quả của đồng vốn vay một cách chính xác. Để hiểu thêm về hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như tình hình phát triển kinh doanh của Ngân hàng, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” đề tài đi tìm hiểu từ lí luận tới thực trạng tình hình hoạt động của Ngân hàng và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển tốt hơn các hình thức tín dụng của Ngân hàng.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1 Mục tiêu tổng quát
    Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau qua 3 năm 2009 - 2011 để thấy rõ tình hình hoạt động tín dụng, từ đó đề ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích tổng quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
    - Phân tích tình hình hoạt động tính dụng ngắn hạn của ngân hàng ba năm qua từ năm 2009- 2011.
    - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tính dụng ngắn hạn cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đầm Dơi.

    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1 Phạm vi không gian
    - Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đầm Dơi.
    - Với nguồn thôn tin sử dụng trong đề tài được cung cấp bởi các bộ phận có liên quan của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đầm Dơi.
    3.2 Phạm vi về thời gian
    - Thông tin được sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài là số liệu trong thời gian 3 năm 2009 - 2011.
    - Đề tài được thực hiện và hoàn thành trong từ 28/02/2011 đến 02/05/2011
    3.3 Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu được thể hiện trong đề tài là tình hình hoạt động và kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian ba năm qua đối với các vấn đề có liên quan để có cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoat động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đầm Dơi.





    PHẦN NỘI DUNG
    e&f
    Chương I
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    1.1.1 Những vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng
    1.1.1.1 Các khái niệm về tín dụng
    + Khái niệm tín dụng
    Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Quan hệ giao dịch này được thể hiện qua nội dung sau:
    - Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.
    - Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, khoản dôi ra gọi là lợi tức tín dụng.
    - Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho vay vốn tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho vay”.



    + Khái niệm tín dụng ngắn hạn
    Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay dưới 12 tháng và thường được sử dụng để cho vay bổ sung việc thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
    1.1.1.2 Nguyên tắc tín dụng
    Các chủ ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn bỏ ra của mình mang lại hiệu quả cho cả người đi vay và chính bản thân ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng bao giờ cũng đặt ra các nguyên tắc để bắt buộc khách hàng tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn theo đúng kế hoạch được thỏa thuận với ngân hàng. Các nguyên tắc tín dụng được ngân hàng xây dựng dựa trên bản chất tín dụng của ngân hàng. Trong việc cấp tín dụng các ngân hàng xem các nguyên tắc này là cơ sở quyết định các món tín dụng cấp ra cho khách hàng.
    Hiện nay ở nước ta ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau:
    – Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
    – Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
    1.1.1.3 Các hình thức tín dụng
    + Các hình thức chung về tín dụng của ngân hàng
    Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Tuỳ theo phương phức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau.
    a) Thời hạn tín dụng
    Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia thành ba loại: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.
    – Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
    – Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
    – Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
    b) Đối tượng tín dụng
    Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng được chia thành hai loại: tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định.
    – Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động, thiếu hụt tạm thời. Tín dụng này thường được chia ra các loại: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất và cho vay thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu.
    – Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định. Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung hạn và dài hạn.
    c) Mục đích sử dụng vốn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...