Chuyên Đề Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Cần Thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Trong quá trình tiếp cận và phát triển với nền kinh tế thế giới hiện nay thì hầu hết các quốc gia đều tự phấn đấu phát triển tối đa để theo kịp tốc độ phát triển chung của thế giới trong đó có Việt Nam. Nước ta đang trên đà thực hiện quá trình đổi mới toàn diện từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay thông qua sự kiện Việt Nam gia nhập WTO nước ta không ngừng phát triển vươn lên trong mọi lĩnh vực mà đã tạo cho mình một vị thế, một thế đứng có thể sánh vai với các nước trên thế giới . Những thay đổi về mặt kinh tế đã tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế xã hội, đồng thời cũng phát sinh những nhu cầu cấp thiết đề phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế và tiến trình hội nhập của nước ta. Một trong những nhu cầu đó là các dịch vụ của các tổ chức trung gian tài chính như ngân hàng.
    Vai trò trung gian tài chính của ngân hàng thương mại là rất quan trọng trong việc cung ứng vốn cũng như các dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp từ khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động. Đặc biệt nhà nước đang chủ trương khuyến khích đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có ít vốn để mở rộng sản xuất. Đây chính là khách hàng tiềm năng, phân tán rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, đồng thời thu hồi được vốn nhanh.
    1. Thành phố Cần Thơ là một trong những kinh tế đầu mối quan trọng của khu vực ĐBSCL. Vì vậy, nhu cầu vốn để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của thành phố là rất lớn nên các ngân hàng đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng là đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất
    Chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu Cần Thơ đặt tại trung tâm thành phố, đây là địa bàn rất thuận lợi cho ngân hàng tiếp cận với nhiều khách hàng khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp, xí nghiệp cần bổ sung vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Vì vậy nhu cầu tín dụng ngắn hạn là nhu cầu rất cần thiết và thường xuyên. Vấn đề đặt ra là làm sao để lĩnh vực hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng xuất nhập khẩu Cần Thơ đạt hiệu quả tốt nhất, tức là thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch kể cả các doanh nghiệp, xí nghiệp, cá nhân lẫn nông dân một cách thuận tiên nhất và họ sẵn sàng đến Eximbank Cần Thơ mà không vì một lí do nào ngăn cản khi họ cần vốn. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng xuất nhập khẩu Cần Thơ ” để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp.Từ việc đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng để tìm ra giải pháp cho lĩnh vực hoạt động này có hiệu quả hơn, góp phần đóng góp cho Eximbank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung:
    Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Cần Thơ qua 3 năm 2009, 2010, 2011 từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng để thấy được mặt thuận lợi, mặt khó khăn mà Ngân hàng gặp phải. Đồng thời đưa ra biện pháp cải thiện hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng để đạt hiệu quả tốt hơn.
    2.2. Mục tiêu cụ thể:
    - Phân tích hoạt động huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng.
    - Phân tích hoạt động tín dụng, đặc biệt đi sâu vào hoạt động tín dụng ngắn hạn.
    - Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn.
    - Đề xuất những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
    Số liệu được sử dụng là nguồn số liệu thứ cấp có sẵn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu chi nhánh Cần Thơ, là số liệu mà ngân hàng dùng để báo cáo nội bộ trong hệ thống ngân hàng.
    Số liệu thu thập qua báo cáo thường niên, báo chí, tạp chí ngân hàng những tư liệu tín dụng ngân hàng, các giáo trình bài giảng được học.
    3.2. Phương pháp phân tích số liệu:
    Các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài:
    - Phương pháp đánh giá toàn diện là phương pháp nhận xét chung về cái gì mình nghiên cứu. Để thấy được kết quả của việc tác động tổng hợp của các yếu tố khác nhau thì sẽ như thế nào?
    - Phương pháp đánh giá cá biệt là phương pháp xem xét đánh giá từng phần riêng biệt trong tổng thể nghiên cứu. Để thấy xu hướng tăng giảm của từng nhân tố và xem xét nguyên nhân gây ra sự tăng giảm từng phần nghiên cứu đó.
    - Phương pháp phân tích số liệu được sử dụng nhiều nhất trong đề tài nghiên cứu này là phương pháp so sánh để nhìn nhận lại các chỉ số hoạt động của ngân hàng qua nhiều năm cụ thể ở đây là qua 3 năm 2009 – 2010– 2011 để so sánh số liệu của các năm trước với các yêu cầu đã được đặt ra trong năm. Để thấy được kết quả đạt được, có đạt như dự kiến từ đầu năm hay chưa? Nếu kết quả không đạt được như dự kiến thì cần xem xét những chỉ tiêu nào là không đạt và những chỉ tiêu nào đạt, đồng thời xem xét xu hướng phát triển của các chỉ tiêu trong tương lai. Từ đó đưa ra biện pháp để phát triển các chỉ tiêu chưa đạt phù hợp với kế hoạch. Phương pháp so sánh bao gồm so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối:
    - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
    rY = Y[SUB]1[/SUB] - Y[SUB]0 [/SUB]

    Ghi chú:
    Y[SUB]0[/SUB] : Chỉ tiêu năm trước
    Y[SUB]1[/SUB] : Chỉ tiêu năm sau
    rY : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu
    Phương pháp so sánh tuyệt đối là phương pháp sử dụng số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
    Phương pháp so sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD] X 100

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD] rY

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [​IMG][TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD] Y[SUB]0[/SUB]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]%Y =


    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Ghi chú:
    Y[SUB]0[/SUB] : Chỉ tiêu năm trước
    %Y : Tốc độ tăng trưởng
    rY : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu
    Đây là phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nghiên cứu, so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân phát sinh và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1. Phạm vi về không gian:
    Đề tài được nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng Xuất Nhập
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...