Chuyên Đề Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh cần thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN
    1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN
    1.1.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
    Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm trở lại. Ngân hàng là nhà cung ứng phần lớn các khoản vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp. Các khoản vay nay ít rủi ro về khả năng thanh toán cũng như về lãi suất so với trung và hạn.
    1.1.2 Khái niệm tín dụng Ngân hàng
    Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với khoản chi phí nhất định.
    1.1.3 Đặc diểm
    - Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dùng để cung cấp vốn cho chi tiêu, mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động nên số vòng quay thường nhỏ, nguồn vốn được quay vòng nhiều.
    - Thời hạn thu hồi vốn nhanh: Do vốn tín dụng ngắn hạn thường được dùng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn, để đảm bảo cân bằng ngân quỹ, giúp doanh nghiệp đối phó những chênh lệch thu chi trong ngắn hạn.
    - Rủi ro do tín dụng ngắn hạn mang lại thường không cao do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lường trước của nền kinh tế.
    - Lãi suất thấp: Lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay trả cho nhu cầu tiền tạm thời của người khác. Chính vì rủi ro mang lại của khoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thường nhỏ hơn lãi suất khoản vay trung và dài hạn.
    - Hình thức tín dụng phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng, để góp phần phân tán rủi ro, đồng thời tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường tín dụng, các Ngân hàng không ngừng phát triển các hình thức cho vay trong nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của mình.
    1.1.4 Tầm quan trọng
    Trong điều kiện nước ta hiện nay, tín dụng có những vai tro sau:
    - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất, điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
    - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất: Hoạt động của Ngân hàng là tập trung vốn điều lệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay lại hộ sản xuất và các đơn vị kinh tế.
    - Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn.
    - Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước.
    - Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
    1.1.5 Phân loại
    - Tín dụng vốn lưu động: Là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất.
    - Tín dụng sản xuất và lưu động hàng hóa: Là loại tín dụng cung cấp để sản xuất kinh doanh.
    - Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cung cấp cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
    1.2 YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÍN DỤNG NGẮN HẠN
    1.2.1 Nguyên tắc tín dụng
    Có 2 nguyên tắc:
    - Vốn vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế.
    - Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng:
    1.2.2 Điều kiện tín dụng
    Khách hàng phải có đủ các điều kiện sau:
    - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
    + Đối với pháp nhân: Có năng lực pháp luật dân sự.
    + Đối với cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác, thành viên công ty hợp doanh: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
    - Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
    - Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
    - Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả.
    - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Thống đốc NHNN Việt Nam.
    1.2.3 Đối tượng tín dụng
    Mục đích cho vay của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp pháp của khách hàng, thông qua đó để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên Ngân hàng chỉ cho vay đáp ứng nhu cầu hợp pháp, phù hợp với các quy định của pháp luật. Ở Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, NHNN (Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN củaThống đốc NHNN )
    1.2.4 Phương thức tín dụng
    - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Theo hình thức này ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ký kết một hợp đồng hạn mức tín dụng duy trì theo thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.
    - Cho vay từng lần (cho vay theo món): Đây là hình thức tín dụng mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng riêng với mỗi khoản vay khi
    khách hàng có nhu cầu. Mỗi lần khách hàng có nhu cầu vay vốn thì việc ký kết hợp đồng sẽ được thực hiện lại từ đầu.
    - Cho vay trả góp: Khi vay vốn ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với nợ gốc được chia ra để trả nợ thành nhiều kỳ trong hợp đồng vay.
    - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hay điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng.
    - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà CBTD thỏa thuận bằng văn bản pháp luật chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.
    1.2.5 Đảm bảo tín dụng
    Là việc tạo cho Ngân hàng một sư đảm bảo là sẽ co nguồn khác để hoàn trả hoặc bảo trì của công việc cho vay khi bị phá sản. Nhưng cũng lưu ý rằng cấp một khoản tiền hay ứng trước trên cơ sở đảm bảo tín dụng mà Ngân hàng lại biết rằng sẽ bán tài sản để thu hồi nợ thì Ngân hàng sẽ không cho vay.
    * Đảm bảo đối nhân
    Là một hợp đồng thông qua đó một người (người bảo lãnh) cam kết với Ngân hàng (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng trong trường hợp khách hàng vay vốn (người được bảo lãnh) bị mất khả năng thanh toán.Cùng một khoản nợ có thể có nhiều người bảo lãnh.
    * Đảm bảo đối vật: Có 2 hình thức
    + Tài sản thế chấp: Là hình thức đảm bảo tín dụng mà khách hàng không phải giao tài sản cho Ngân hàng mà vẫn được sử dụng tài sản đó, nhưng khách hàng phải giao cho Ngân hàng các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó và phải ghi rõ chủng loại, số lượng, giá trị, thời hạn thế chấp và phương thức xử lý tài sản thế chấp. Trong thời gian thế chấp khách hàng bảo quản nguyên giá trị tài sản thế chấp, không để hư hỏng mất mát, không được bán tặng, cho thuê, mượn trao đổi tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp có thể là đất, nhà cửa, vườn cây lâu năm, công trình xây dựng Khi hợp đồng đến hạn vay không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ xử lý tài sản thế chấp theo sự thỏa thuận trong hợp đồng và đem tài sản ra bán đấu giá để thu hồi gốc và lãi theo đúng quy định của tòa án. Ngân hàng sẽ trả lại giấy tờ thế chấp khi khách hàng đã thanh toán hết nợ Ngân hàng.
    + Cầm cố tài sản
    Là hình thức đảm bảo tín dụng mà khách hàng phải giao cho Ngân hàng cả giấy tờ tài sản cầm cố. Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản cầm cố tại thời điểm hiện hành . Những tài sản có giá trị ít biến động thì tỷ lệ cho v
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...