Chuyên Đề Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh ĐBSCL

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Cơ sở hình thành đề tài
    Trong giai đoạn phát triển hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, khối mậu dịch thương mại tự do AFTA, hiệp hội các nước Đông Nam Á , đây sẽ là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với nền kinh tế còn non trẻ của nước nhà. Điều này đòi hỏi tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế phải cùng “chạy đua” với đất nước.
    Vừa qua, cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia trên thế giới trong năm 2008, kéo dài đến năm 2009 và vẫn chưa khả quan hơn trong những năm 2010, 2011. Không ngoại lệ, Việt Nam đã bị ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này về mọi mặt, nổi trội là tình hình ngành tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức, khủng hoảng kinh tế cũng đã mang lại nhiều cơ hội để các ngân hàng hoàn thiện, phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính toàn cầu, được chứng minh bằng sự đổi mới, sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình ngân hàng, tính đa dạng của các hoạt động và hình thức tín dụng đã tạo nên thị trường tín dụng sôi động, ngành ngân hàng Việt Nam vẫn không ngừng khẳng định vai trò trụ cột, là mạch máu của nền kinh tế khi thực hiện huy động, phân bổ các nguồn lực tài chính quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Ngân hàng thương mại, một trong những doanh nghiệp then chốt trong các thành phần kinh tế, doanh nghiệp hạng đặc biệt về kinh doanh sử dụng vốn tiền tệ, tổ chức nhận tiền gửi và cho vay thông qua nghiệp vụ tín dụng và thanh toán, cấp phát tín dụng là hành vi tạo tiền dựa trên cơ sở huy động để cho vay trong phạm vi nền kinh tế. Các ngân hàng gặp phải không ít khó khăn, thử thách trong bối cảnh toàn cầu vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng, trong một nền kinh tế mà quy luật cạnh tranh và đào thải khắc nghiệt đang chi phối rất lớn đến hoạt động kinh doanh, điều đó khiến cho các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải biết thích nghi hơn với guồng quay sôi động của nền kinh tế thị trường và phải biết cách phát huy các nguồn lực của mình.
    Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Cần thơ đang hướng đến vị trí thành phố trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch , giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ, y tế và văn hóa của vùng ĐBSCL. Trong bối cảnh kinh tế của khu vực trên đà phát triển , với vai trò là một trung gian tài chính như những ngân hàng khác Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL cũng đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng của ngân hàng.Tuy là mới thành lập thời gian gần đây nhưng trong những năm qua Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL hoạt động rất hiệu quả, tạo dựng được niềm tin với khách hàng. Nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt thì ngân hàng phải thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh để kịp thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng nên để làm rõ hơn vấn đề em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL” làm đề tài tốt nghiệp. Với mong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình vào quá trình phát triển kinh tế, cố gắng đóng góp thêm những ý kiến để hoạt động của ngân hàng ngày càng mang lại hiệu quả cao.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL thông qua thực trạng về hoạt động tín dụng tại ngân hàng, xác định những mặt đạt được và những điểm còn tồn tại, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    Tìm hiểu và phân tích thực trang hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL.
    Đánh giá thực trạng và đưa ra nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
    Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    3.1. Không gian
    Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL.
    Số liệu thu thập tại Phòng tín dụng của Ngân hàng.
    3.2. Thời gian
    Số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2009 – 2011.
    Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 06/02/2012 đến ngày 28/03/2012.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Phân tích về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL từ năm 2009 – 2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp thu thập số liệu
    Thu thập tài liệu và số liệu thực tế từ các báo cáo, tài liệu của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL từ năm 2009 – 2011.
    Các tài liệu trên các phương tiện truyền thông như báo, internet
    4.2. Phương pháp phân tích số liệu
    - Dùng các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến hoạt động tín dụng.
    - Dùng phương pháp số tương đối, số tuyệt đối để phân tích.
    * Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
    Δy = y1 - y0
    Trong đó:
    y0 : chỉ tiêu năm trước
    y1 : chỉ tiêu năm sau
    Δy : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
    Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
    * Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
    [​IMG]


    Trong đó:
    y0 : chỉ tiêu năm trước
    y1 : chỉ tiêu năm sau
    Δy : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
    Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.


















    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng
    1.1.1. Khái niệm
    Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lại với một lượng lớn hơn.
    Khái niệm trên thể hiện ba đăc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong ba đặc điểm đó thì sẽ không là tín dụng :
    - Có sự chuyển giao quyền sự dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác.
    - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
    - Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải đi kèm theo một lượng giá trị tăng thêm gọi là lợi tức.
    1.1.2. Phân loại tín dụng
    1.1.2.1. Theo thời hạn cho vay
    Theo tiêu thức này, tín dụng được chia làm 3 loại:
    - Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng. Mục đích của loại này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động của các doanh nghiệp, và những nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...