Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long cần thơ p

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CẦN THƠ PHÒNG GIAO DỊCH Ô MÔN




    Chương 1: MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Trong bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào, hệ thống Ngân hàng thương mại
    (NHTM) là không thể thiếu và luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Các ngân
    hàng (NH) thúc đẩy nền kinh tế vận hành một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu
    quả. Thông qua việc thưc hiện những chức năng cơ bản, các NH đã trở thành cầu nối
    giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn, là trung tâm thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội và
    phân phối nguồn vốn này cho các đối tượng có nhu cấu sử dụng vốn để đầu tư, sản
    xuất và phát triển. Thực tế, sự có mặt của các NH trong hầu hết các hoạt động kinh
    tế, xã hội đã chứng minh rằng: “Ở đâu có một hệ thống các NH phát triển, thì ở đó sẽ
    có sự phát triển kinh tế với tốc độ cao”.
    Mặc dù hệ thống các NH ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đã đạt được
    những thành tựu đáng kể, tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào
    tình trạng khó khăn, bất ổn và việc phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
    giữa các NH như hiện nay đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với bản thân
    mỗi NH trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chính vì lẽ đó, nhận biết được điểm
    mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh, những cơ hội, thách thức từ môi
    trường kinh doanh mang lại sẽ giúp các NH có đủ cơ sở để có thể chủ động ứng phó
    với những điều kiện khó khăn, đồng thời phát huy thế mạnh, tận dụng cơ hội kinh
    doanh để vươn lên phát triển một cách ổn định và bền vững.
    Trong tất cả các hoạt động của NH thì hoạt động tín dụng là hoạt động chính
    tạo ra giá trị cho NH (chiếm khoảng 80% – 90% tổng thu nhập), quyết định phần lớn
    sự thành bại của một NH trên thương trường. Trong đó, hoạt động tín dụng ngắn hạn
    luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Nhận thức được vai trò quan trọng của tín dụng ngắn
    hạn tại NH, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn
    tại NHTMCP Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ – Phòng Giao dịch Ô
    Môn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Đề tài phân tích chuyên sâu hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHTMCP MHB
    CN Cần Thơ – PGD. Ô Môn (sau đây xin được gọi tắt là MHB Ô Môn) qua 3 năm
    2010, 2011, 2012 để thấy rõ thực trạng tín dụng ngắn hạn của NH và trên cơ sở đó, sẽ
    đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín
    dụng ngắn hạn của NH theo hướng tích cực hơn và phù hợp với tình hình thực tế hiện
    nay.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    – Phân tích và đánh giá sơ bộ kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Ô Môn từ
    2010 đến 2012.
    – Phân tích tình hình huy động vốn của MHB Ô Môn trong giai đoạn 2010 –
    2012.
    – Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của NH thông qua doanh số cho vay,
    doanh số thu nợ, tình hình dư nợ và tình hình nợ xấu của NH trong thời gian qua.
    – Trên cơ sở phân tích các mục tiêu trên, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp góp
    phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng cũng như
    hoạt động tín dụng nói chung của NH trong thời gian tới.
    1.3. Phương pháp nghiên cứu
    1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
    – Thu thập số liệu thứ cấp – số liệu có sẵn đã được thu thập, thống kê, tổng hợp,
    xử lý từ MHB Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012. Cụ thể:
     Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
     Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,
    - Trao đổi với cán bộ tín dụng, với khách hàng có giao dịch với NH
    - Tổng hợp các thông tin từ tạp chí NH, những tư liệu tín dụng tại NH, trang
    web NHNN, trang web NH MHB.
    1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
    1.3.2.1. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
    Số tuyệt đối được hiểu là giá trị chênh lệch giữa trị số của một chỉ tiêu kinh tế
    nào đó giữa kỳ (năm) phân tích với kỳ (năm) gốc (hay còn gọi là kỳ so sánh) và có
    thể được diễn đạt bằng công thức sau:
    Trong đó, y là phần chênh lệch, y
    1
    là giá trị của một chỉ tiêu nào đó ở kỳ phân
    tích trong khi đó, y
    0
    là giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc hay kỳ so sánh. Việc sử dụng
    phương pháp này giúp chỉ ra mức độ biến động trong các chỉ tiêu phân tích theo thời
    gian.
    1.3.2.2. Phương pháp so sánh bằng số tương đối
    Tương tự như phương pháp so sánh số tuyệt đối, phương pháp này được dùng
    để phản ánh mức độ biến động trong giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó theo thời
    gian. Nhưng, mức độ biến động thay vì được phản ánh bằng số tuyệt đối như ở
    phương pháp trên, nó được xác định bằng số tương đối như trong công thức sau:
    Trong đó, y là phần chênh lệch (tính bằng %), y
    1
    là giá trị của một chỉ tiêu nào
    đó ở kỳ phân tích trong khi đó, y
    0
    là giá trị của chỉ tiêu ở kỳ (năm) gốc hay kì (năm)
    so sánh.
    Như vậy, phương pháp so sánh số tương đối giúp chúng ta xác định và so sánh
    được tốc độ tăng trưởng của từng chỉ tiêu kinh tế giữa các thời kỳ khác nhau.
    1.4. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
    1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
    – Kết quả hoạt động kinh doanh của NH.
    – Tình hình cho vay tại NH.
    1.4.2. Phạm vi không gian
    Đề tài nghiên cứu về tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH MHB Ô Môn.
    Thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập chủ yếu từ phòng
    Kinh doanh – Nghiệp vụ và phòng Kế toán – Ngân quỹ của NH MHB Ô Môn.
    1.4.3. Phạm vi thời gian
    Đề tài được thực hiện theo kế hoạch của khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng
    trường Đại học Tây Đô. Cụ thể thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 01 tháng 02 đến
    ngày 30 tháng 4 năm 2013.
    1.5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
    Đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng nhắn hạn tại MHB Cần Thơ – PGD. Ô
    Môn” giúp mọi người hiểu hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NH, đồng thời
    giúp Ban lãnh đạo thấy được những tiềm năng to lớn từ hoạt động tín dụng ngắn hạn.
    Từ đó có thể mở rộng hơn hoạt động này trên địa bàn Quận Ô Môn và các huyện lân
    cận, góp phần nâng cao chất lượng cũng như là giảm thiểu những rủi ro và phát triển
    sản phẩm tín dụng ngắn hạn tại NH, nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn nhằm gia
    tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh, giữ vững và phát triển thị phần của NH
    trên thị trường. Đồng thời, đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh của các DN, các hộ
    kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn, là tiền đề cho
    phát triển kinh tế - xã hội.
    1.6. Cấu trúc khóa luận
    Đề tài nghiên cứu bao gồm kết cấu 5 chương:
    – Chương 1: Mở đầu
    – Chương 2: Cơ sở lý luận
    – Chương 3: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn tại MHB Ô Môn qua 3 năm
    2010 – 2012
    – Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
    tại MHB Ô Môn trong thời gian tới.
    – Chương 5: Kết luận – Kiến nghị.




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Ban kinh tế - Báo Dân trí, 29/12/2011, Kinh tế Việt Nam 2011: 365 ngày đầy
    biến động [online]. Dân trí. Đọc từ : http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-vietnam-2011-365-ngay-day-bien-dong-551980.htm (đọc ngày 02/4/2013)
    Billgate, 25/01/2013, Khối DNTN – Nhỏ nhưng không yếu [online]. Xã hội
    luận bàn. Đọc từ :
    http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=534158
    (đọc ngày 03/4/2013).
    Dương Hữu Hạnh. 2012. Các nghiệp vụ NH thương mại trong nền kinh tế toàn
    cầu – Các nguyên tắc và thực hành. Hà Nội: NXB Lao động.
    Đại học Kinh tế Quốc dân, 22/8/2010, Khái niệm và vai trò của tín dụng ngắn
    hạn của ngân hàng [online]. Tài nguyên Giáo dục mở Việt Nam. Đọc từ:
    http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/khai-niem-va-vai-tro-cua-tin-dung-ngan-han-cuangan-hang.html (đọc ngày 05/4/2013).
    Lê Văn Tề. 2009. Tín dụng ngân hàng. TP.HCM: NXB Giao thông vận tải.
    Nguyễn Đăng Dờn. 2012. Quản trị ngân hàng hiện đại. TP.HCM: NXB Phương
    Đông.
    Nguyễn Thị Bích Liễu. 2010. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại MHB
    Đồng Tháp – PGD. Lấp Vò. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Kế toán, hệ Đại học,
    Trường Đại học Tây Đô.
    Nguyễn Thị Tuyết Hảo. 2012. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ACB
    Đồng Tháp. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Tài chính – Ngân hàng, hệ Đại học,
    Trường Đại học Tây Đô.
    Thống đốc NHNN. 2012. Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 09/11/2012. Hà Nội
    Trần Phương Hiền. 2011. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Cần
    Thơ – PGD. Ô Môn. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, hệ Đại học, Trường Đại
    học Cần Thơ.
    Văn phòng Chính phủ. 2011. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011. Hà
    Nội.
    Văn phòng Chính phủ. 2012. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012. Hà
    Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...