Chuyên Đề Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đồng Tháp - Phòng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
    Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế ngày nay thì hoạt động của Ngân hàng cũng từng bước đổi mới và không ngừng phát triển. Ngân hàng luôn thể hiện vai trò quan trọng của mình, đó là nơi cung cấp nguồn vốn cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Như chúng ta đã biết, nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập mở ra một cảnh quan mới với tất cả những cơ hội để nước ta sánh vai cùng với các quốc gia phát triển trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó chúng ta phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế theo chiều sâu, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, kêu gọi sự đầu tư trong và ngoài nước. Muốn đầu tư thì nhu cầu về vốn lại đặt lên hàng đầu, nó là vấn đề cần được đáp ứng trước tiên.
    Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu đó, nó là nơi tập trung đại bộ phận nguồn vốn nhàn rỗi và cũng chính là trung tâm phân phối nguồn vốn này đến những nơi có nhu cầu để đầu tư phát triển kinh tế. Tín dụng không những đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế mà còn phục vụ cho mọị tầng lớp dân cư, sẵn sàng cung cấp cho những nhu cầu vay vốn hợp lý, để cho người dân tham gia sản xuất góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Qua đó ta thấy được vai trò hoạt động tín dụng của Ngân hàng là rất quan trọng.
    Phòng giao dịch Tháp Mười chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp cũng không khác, tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, đã điều hoà được nguồn vốn từ những nơi thừa đến những nơi thiếu, hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế vận hành một cách liên tục góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ở nơi đây là ngắn hạn chiếm khoảng 60%, nên thu nhập của Ngân hàng đa phần là từ tín dụng ngắn hạn vì Tháp Mười là huyện thuần nông hơn 80% dân số sống bằng nghề nông do đó nhu cầu vốn ngắn hạn là chủ yếu. Nhận thấy được điều đó Ngân hàng cũng đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ đó là phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng bằng cách đẩy mạnh và mở rộng các phương thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho khách hàng một cách nhanh và hợp lý đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất. Để tìm hiểu sâu hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn vì vậy mà tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đồng Tháp - Phòng Giao dịch Tháp Mười” được chọn nhằm phản ánh những thực tế mà mỗi Ngân hàng đã và đang gặp phải.
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
    Trong cơ chế thị trường, hoạt động Ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động Ngân hàng. Trong đó, tỷ lệ tín ngắn hạn hiện đang ở mức trên 40% và đang có sức ép tăng lên với quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Thực tế hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua là một minh chứng cho nhận định này: Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn. Đặc biệt là hoạt động tín dụng ngắn hạn mang mức độ rui ro cao. Các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này.
    Với vai trò trung gian trên thị trường tài chính, Ngân hàng thực hiện chức năng “đi vay để cho vay”. Vì thế, Ngân hàng gánh chịu rủi ro từ cả 2 phía: Người đi vay và người cho vay. Đứng trên giác độ là người đi vay, rủi ro tín dụng xảy ra khi người gửi tiền rút trước hạn; còn đứng trên giác độ là người cho vay, rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay hoàn trả tiền vay không đúng với hợp đồng tín dụng đã ký kết với Ngân hàng.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiện trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn, đánh giá tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng, đồn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...