Chuyên Đề Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Th

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự cần thiết của đề tài
    Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 75% dân số sống ở nông thôn, khoảng 25% GDP được đóng góp từ khu vực nông nghiệp. Qua 15 năm thực hiện chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thay đổi ở nông thôn nước ta, các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã được xoá bỏ, hình thành các hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưa đãi thuế nông nghiệp, các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp.
    Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, với dân số trên 1 triệu người, sinh sống trên diện tích 147.500 ha. Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn thì tỉnh Vĩnh Long có đến trên 80% số hộ sản xuất nông nghiệp. Ngày nay Vĩnh Long là tỉnh bản lề nối liền miền Tây với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Ðông Nam Bộ, nằm trọn trong lưu vực hai con sông lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu với hệ thống sông rạch phong phú, nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của Sông Tiền và Sông Hậu, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Quốc lộ 1A về miền Tây qua Vĩnh Long đã nâng cấp xong, cầu Mỹ Thuận đã đưa vào sử dụng và hiện nay cầu Cần Thơ đang được khởi công xây dựng. Vì thế, giao thông thủy bộ của Vĩnh Long rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, trao đổi nguyên liệu và hàng hóa với cả nước, từ đó đã góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà mà Long Hồ là huyện điển hình của Vĩnh Long.

    Được sự ưu đãi về thiên nhiên người dân Long Hồ đã không ngừng tăng cường các hoạt động sản xuất, tham gia các buổi toạ đàm với cán bộ kỹ thuật khuyến nông, thực hiện chương trình 3 giảm – 3 tăng trong sản xuất lúa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin khuyến nông, công tác thuỷ lợi được thực hiện tốt, từ đó đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi nêu trên, khó khăn của nông dân Long Hồ vẫn là vấn đề vốn sản xuất. Nhu cầu vốn vào cây trồng vật nuôi, đặc biệt đối với cây lúa mỗi khi vào vụ là rất cần đối với n
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...