Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông th

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
    Trong bối cảnh nhộn nhịp hội nhập nền kinh tế thế giới này, Việt Nam đang nổi lên như một ngôi sao sáng cho các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài. Cụ thể năm 2007 tốc độ phát triển kinh tế của nước ta đạt 8,4%, kim ngạch xuất khẩu là 48,4 tỷ USD. Việt Nam có được lợi thế nữa là nền kinh tế, chính trị, xã hội luôn ổn định và có chiều hướng ngày một tốt hơn.
    Lúc này đây, điều mà mọi người quan tâm chính là đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường tài chính đủ mạnh để “chơi” tốt ở một không gian vô lượng. Thị trường tài chính mạnh, hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nước nhà mà ở đó các Ngân hàng - trái tim của thị trường tài chính có nhiệm vụ đầu tàu giúp thị trường tài chính phát triển tạo tiền đề để phát triển kinh tế nói riêng và đất nước nói chung. Chính vì lẽ đó lĩnh vực Ngân hàng đang trở thành tâm điểm thu hút mọi sự chú ý từ mọi người. Ai cũng muốn biết lợi nhuận thực tế của một Ngân hàng mình quan tâm là bao nhiêu? Tình hình hoạt động kinh doanh như thế nào? Tình trạng nợ xấu đang ở mức nào? .
    Theo kết quả công bố của một số Ngân hàng thì trong năm 2007 các Ngân hàng gặt hái được rất nhiều thành công, là một trong các lĩnh vực phát triển mạnh nhất tại Việt Nam. Ước tính năm 2007, tổng huy động vốn của hệ thống tín dụng tăng đột biến, khoảng 50% so với năm 2006. Riêng tại Thành Phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), kỷ lục được xác lập ở mức tăng khoảng 55%; tại Hà Nội là 36,1%. Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống cũng đột biến kể từ năm 2004, dự tính tăng tới 40%; riêng tại TP.HCM lên tới 51%, tại Hà Nội là khoảng 38,5%. Những con số trên cho thấy sự sôi động của dòng tiền ra – vào các Ngân hàng. Riêng về tốc độ cho vay lại dẫn đến những lo ngại về tăng trưởng nóng, chất lượng tín dụng và là một tác động đẩy lạm phát tăng cao. Còn về lợi nhuận mới chỉ có chín tháng đầu năm 2007, lợi nhuận của nhiều Ngân hàng cổ phần đã tăng gần gấp rưỡi tổng lợi nhuận của cả năm 2006. Dẫn đầu danh sách những Ngân hàng thương mại có lợi nhuận trước thuế chín tháng đầu năm cao nhất là Ngân hàng Á Châu (ACB) với 1.470 tỉ đồng, kế đến là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với hơn 1.000 tỉ đồng, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) gần 500 tỉ đồng, Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) 473 tỉ đồng, Ngân hàng Quân đội 445 tỉ đồng, Ngân hàng Quốc tế (VIB) 310 tỉ đồng, Quả là một con số ấn tượng, tuy nhiên đây chỉ là công bố trên báo, đài, internet mà thôi liệu mức độ tin cậy có 100%? Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHN[SUB]o[/SUB]&PTNT­) chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp cũng đạt nhiều hiệu quả. Tuy nhiên thực tế hoạt động của NHN[SUB]o[/SUB]&PTNT­ chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đặc biệt là hoạt động tín dụng đang như thế nào? Có gặp khó khăn, trở ngại gì không? Tình tình thu nợ, nợ xấu có hiệu quả không? Để trả lời những câu hỏi này ta tiến hành phân tích hoạt động tín dụng mà chủ yếu đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) vì đây là đối tượng chiếm tỷ trọng cao nhất, mang tính truyền thống trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Chính vì vậy phân tích hoạt động tín dụng hộ SXNN của NHN[SUB]o[/SUB]&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đang là vấn đề cấp thiết hiện nay để thấy được thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh như thế nào từ đó đề ra phương hướng, biện pháp giúp bản thân Ngân hàng hoạt động tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...