Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại Agribank huyện Lai Vung

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

    Nông nghiệp, một ngành nghề đã tồn tại rất lâu đời và gắn bó với hơn 70% dân số sống ở Việt Nam. Trong thời gian qua, nông nghiệp chiếm khoảng 20% tổng thu nhập quốc dân. Có thể nói nông nghiệp luôn là thế mạnh kinh tế, đang có những tiến bộ vượt bậc không chỉ góp phần phát triển kinh tế đất nước mà còn tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Cho nên ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Chính vì lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sát, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bước cải tiến bộ mặt nông nghiệp Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước.
    Tuy nhiên để phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta nói chung và huyện Lai Vung nói riêng cón gặp nhiều trở ngại mà một trong những vấn đề lớn nhất là vốn. Bởi vì người dân còn nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, khả năng tích lũy để đầu tư còn hạn hẹp. Từ khi Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 30/03/1999 về “ Một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn” thì công tác ngân hàng thực sự khởi sắc và có bước ngoặt mới tạo đà phấn khởi cho cả phía ngân hàng lẫn người sản xuất. Kết quả là hoạt động tín dụng tại nhiều chi nhánh tăng trưởng mạnh từng bước đổi mới, bắt kịp với hệ thống ngân hàng khu vực; còn người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng đầu tư phát triển nhiều ngành nghề làm giàu cho chính mình và xã hội. Rõ ràng chủ trương của Chính phủ đã phần nào tháo gỡ những khó khăn trong việc cung ứng vốn tín dụng. Nhưng trong thực tiễn, về phía ngân hàng và những người hoạch định chính sách đã gặp không ít khó khăn như: giá nông sản còn bấp bênh, chi phí hoạt động ngân hàng quá lớn, nợ quá hạn ngày càng tăng Đứng trước thực trạng trên thì việc tìm ra một mô hình đầu tư thích hợp cho nông dân là việc hết sức cần thiết và cấp bách đặt ra cho các cấp ủy và chính quyến ở tầm vi mô cũng như vĩ mô.
    Lai Vung, một vùng đất nông nghiệp được hình thành bởi phù sa sông Tiền và sông Hậu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Hiện huyện có hơn 1000 ha quýt hồng, một loại trái cây đặc sản cho lợi nhuận gấp 10 đến 20 lần so với lúa và các loại trái cây dễ tiêu thụ khác. Tuy nhiên nông nghiệp là ngành chuyên gặp rủi ro do thiên tai, lũ lụt, vì thế thu nhập của họ còn thấp, thiếu vốn trang trải cho đầu tư sản xuất. Vì vậy đáp ứng nhu cầu vốn cho nông nghiệp là vấn đề cần được sự quan tâm và hỗ trợ.
    Vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng dồi dào và kịp thời nhất là nguồn vốn từ ngân hang. Ngân hàng là nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế và đã trở thành người bạn thân thiết của người dân. Hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu cho sự nghiệp đổi mới đất nước, điều đó được thể hiện qua quá trình giúp vốn cho người dân tăng gia sản xuất làm cho đất nước phồn vinh giàu đẹp. Thế nhưng nguồn vốn ngân hàng có hạn, làm sao để vốn đến tay người sản xuất một cách kịp thời có hiệu quả và việc sử dụng vốn của họ có đúng mục đích hay không là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu vì mục tiêu phát triển kinh tế của huyện.Với mong muốn biết được khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời thấy được hiệu quả sử dụng vốn cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng, qua đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ra sao từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lai Vung. Đó chính là lý do mà em chọn đề tài “ Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Lai Vung” cho bài luận văn của mình.
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:
    Cùng với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, lĩnh vực tài chính- ngân hàng tại Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự hưng thịnh của nền kinh tế. Đặc biệt hơn, khi gia nhập WTO thì hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam mà cụ thể là NHNN & PTNN huyện Lai Vung đứng trước sức mạnh cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng, chất lượng cao hơn. Trước tình hình trên, đòi hỏi phải có sự quyết tâm nổ lực từ phía chính phủ và các ngành kinh tế có những chính sách phù hợp và kêu gọi đầu tư vào các ngành nghề chủ lực ở địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ chi phí sản xuất cho bà con nông dân trong từng mùa vụ. Vì vậy các lĩnh vưc kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng, đặc biệt là NHNo &PTNT đã chủ động thực hiện chủ trương, chính sách của chính phủ về đổi mới kinh tế nhằm góp phần thay đổi diện mạo của bộ mặt nông thôn Việt Nam.
    Trong thời gian qua, NHNo & PTNT huyện Lai Vung đã có những đóng góp tích cực vào việc đầu tư và phát triển nông thôn. Với phương châm “AGRIBANK mang phồn vinh đến với khách hàng”, ngân hàng đã huy động một lượng vốn nhàn rỗi để cung cấp cho các thành phần trong nền kinh tế mà gần gũi hơn hết là các hộ sản xuất.AGRIBANK đã trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh và đã tạo ra công ăn việc làm , giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống tinh thần cho bà con nông dân. AGRIBANK lúc nào cũng gắn bó với nông nghiệp, nông thôn và đem niềm tin đến với khách hàng.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung:
    Qua tình hình hoạt động thực tế của NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Lai Vung, đề tài đi vào phân tích tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng từ năm 2007-2009 để từ đó thấy được hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để từ đó đề ra một số biện pháp nhằm giúp ngân hàng nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
    - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Cụ thể là: Phân tích doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn đối với hộ sản xuất.
    - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của hộ sản xuất cũng như của ngân hàng.
    - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
    1.3. CÂU HỎI KIỂM ĐỊNH
    - Việc huy động vốn của ngân hàng có tăng trưởng không?
    - Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả không?
    - Nguyên nhân nào làm cho doanh số cho vay tăng (giảm), doanh số thu nợ tăng giảm?
    - Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng có tốt hay không?
    - Những mặt hạn chế còn tồn động của ngân hàng là gì? Ngân hàng có những giải pháp khắc phục ra sao?
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Không gian:
    Đề tài này chủ yếu được thực hiện tại NHNo & PTNT huyện Lai Vung
    1.4.2. Thời gian:
    -Số liệu để minh hoạ cho nghiên cứu được lấy từ năm 2007 - 2009
    -Thời gian thực hiện nghiên cứu này kể từ ngày 01/02/2010 đến ngày 23/04/2010.
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHN0 & PTNT huyện Lai Vung kể từ việc cho vay đến thu hồi vốn với một số đối tượng cụ thể như sau: Hộ sản xuất và những cá nhân có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng.
    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    Đề tài được thực hiện dựa trên một số tài liệu tham khảo sau:
    - Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 30/03/1999 về “ Một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn”.
    - Bài giảng “Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại” của Thạc sĩ Thái Văn Đại trường Đại Học Cần Thơ, năm 2007. Trong đó em chủ yếu tham khảo chương 3 nói về những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng như: Khái niệm về tín dụng, nguyên tắc cho vay, điều kiện vay, thời hạn tín dụng .
    - Bài báo cáo thực tập ngắn hạn “ Phân tích hoạt động tín dụng của các thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Lai Vung, Đồng Tháp” của sinh viên Quan Thị Phương Giang. Em tham khảo về các chỉ số tín dụng của năm 2007-2008, cách lý luận, trình bày về các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động tại ngân hàng
    Các đề tài trên cơ bản đều giống nhau về nội dung là phân tích các chỉ số tín dụng để đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng; còn về phương pháp thì dùng phương pháp tỷ số, phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối, phương pháp tỷ trọng. Qua đó em đã tham khảo và kết hợp với kiến thức kinh tế đã học vận dụng vào bài luận văn của mình.




    MỤC LỤC
    TRANG
    CHƯƠNG 1 1
    GIỚI THIỆU 1

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 1
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn: 2
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    1.2.1 Mục tiêu chung: 3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 3
    1.3. CÂU HỎI KIỂM ĐỊNH 3
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
    1.4.1. Không gian: 4
    1.4.2. Thời gian: 4
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: 4
    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
    CHƯƠNG 2 6
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 6
    2.1.1. Tổng quan về tín dụng: 6
    2.1.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng 10
    2.1.3. Rủi ro tín dụng và biểu hiện của rủi ro tín dụng 16
    2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng 18
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 20
    2.2.1.Phương pháp thu thập số liệu. 20
    2.2.2. Phương pháp phân tích: 20
    CHƯƠNG 3 22
    GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT 22
    HUYỆN LAI VUNG 22

    3.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ HUYỆN LAI VUNG 22
    3.1.1. Vị trí địa lý 22
    3.1.2. Điều kiện tự nhiên, dân số & diện tích 22
    3.1.3. Điều kiện kinh tế huyện Lai Vung 22
    3.2.KHÁI QUÁT VỀ NHNO & PTNN HUYỆN LAI VUNG 23
    3.2.1.Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Lai Vung 23
    3.2.2. Vai trò và chức năng của các phòng ban 24
    3.2.3. Cơ cấu tổ chức 25
    3.2.4. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban: 26
    3.2.5.Quy trình cho vay tại chi nhánh NHNo & PTNN huyện Lai Vung 28
    3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO &PTNT LAI VUNG QUA 3 NĂM 2007-2009 29
    3.3.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lai Vung 29
    3.3.3. Tình hình sử dụng vốn tại NHNo & PTNN huyện Lai Vung 33
    3.3.3.1. Phân tích doanh số cho vay 34
    3.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của NHNo & PTNT huyện Lai Vung 37
    3.3.5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của ngân hàng 39
    3.3.5.1. Thuận lợi 39
    CHƯƠNG 4 42
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN0 & PTNN HUYỆN LAI VUNG 42

    4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO & PTNT HUYỆN LAI VUNG 42
    4.1.1. Phân tích doanh số cho vay HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lai Vung 42
    4.1.2. Phân tích doanh số thu nợ HSX 49
    4.1.3. Phân tích tình hình dư nợ HSX 55
    4.1.4. Phân tích nợ xấu: 61
    4.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO & PTNT HUYỆN LAI VUNG 67
    4.2.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng HSX 67
    4.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng 72
    CHƯƠNG 5 76
    MỘT SỐ GIÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNN HUYỆN LAI VUNG 76

    5.1. MỤC TIÊU THỰC HIỆN NĂM 2010 76
    5.2. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU TRÊN 77
    5.2.1. Những tồn động của ngân hàng 77
    Về công tác thu nợ 78
    5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 78
    CHƯƠNG 6 83
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

    6.1. KẾT LUẬN 83
    6.2. KIẾN NGHỊ 85
    6.2.1.Đối với Ngân hàng Nhà nước và các bộ các ngành chức năng 85
    6.2.3.Đối với chính quyền địa phương 85

    DANH MỤC BIỂU BẢNG

    Trang


    Báng 3.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 31
    Bảng 3.2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN 35
    Bảng 3.3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 39
    Bảng 4.1: DOANH SỐ CHO VAY HSX PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ 44
    Bảng 4.2: DOANH SỐ CHO VAY HSX PHÂN THE THỜI HẠN TÍN DỤNG
    49
    Bảng 4.3: DOANH SỐ THU NỢ HSX PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ 53
    Bảng 4.4: DOANH SỐ THU NỢ HSX PHÂN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
    56
    Bảng 4.5: DƯ NỢ HSX PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ 59
    Bảng 4.6: DƯ NỢ HSX PHÂN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG 63
    Bảng 4.7: NỢ XẤU HSX PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ 66
    Bảng 4.8: NỢ XẤU HSX PHÂN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG 70
    Bảng 4.9: DƯ NỢ HSX TRÊN VỐN HUY ĐỘNG 73
    Bảng 4.10: DOANH SỐ CHO VAY HSX TRÊN TỔNG
    DOANH SỐ CHO VAY 75
    Bảng 4.11: NỢ XÂU HSX TRÊN DƯ NỢ HSX 76
    Bảng 4.12: DOANH SỐ THU NỢ HSX TRÊN DOANH SỐ CHO VAY HSX
    83

    DANH MỤC HÌNH

    Trang


    Hình 3.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHNo&PTNT LAI VUNG 6
    Hình 3.2 CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CỦA NHNo&PTNT LAI VUNG 27
    Hình 3.3 QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NHNo&PTNT LAI VUNG 30
    Hình 3.4 SỰ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN QUA BA NĂM 31
    Hình 3.5 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN 35
    Hình 3.6 THU NHẬP-CHI PHÍ-LỢI NHUẬN CỦA NHNo&PTNT LAI VUNG 39
    Hình 4.1 TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY HSX PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ 45
    Hình 4.2 TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY HSX PHÂN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG 50
    Hình 4.3 TỶ TRỌNG THU NỢ HSX PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ 53
    Hình 4.4 TỶ TRỌNG THU NỢ HSX PHÂN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG 57
    Hình 4.5 TỶ TRỌNG DƯ NỢ HSX THEO NGÀNH NGHỀ 60
    Hình 4.6 TỶ TRỌNG DƯ NỢ HSX PHÂN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG 64
    Hình 4.7 TỶ TRỌNG NỢ XẤU HSX PHÂN NGÀNH NGHỀ 67
    Hình 4.8 TỶ TRỌNG NỢ XẤU PHÂN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG 71


    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT



    DSCV Doanh số cho vay
    DSCVNH Doanh số cho vay ngắn hạn
    DSCVT-DH Doanh số cho vay trung-dài hạn
    DSTN Doanh số thu nợ
    DSTNNH Doanh số thu nợ ngắn hạn
    DSTNT-DH Doanh số thu nợ trung-dài hạn
    DN Dư nợ
    DNNH Dư nợ ngắn hạn
    DNT-DH Du nợ trung-dài hạn
    HSX Hộ sản xuất
    VHĐ Vốn huy động
    TNV Tổng nguồn vốn
    TG TCKT Tiền gửi các tổ chức kinh tế
    TG KKH Tiền gửi không kỳ hạn
    TG CKH Tiền gửi có kỳ hạn
    TG TK Tiền gửi tiết kiệm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...