Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Miền T

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . .vi
    DANH MỤC BIỂU BẢNG . x
    DANH MỤC HÌNH . xii
    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT . .xiii
    TÓM TẮT . . xiv
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
    1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu . .1
    1.1.2 Căn cứ nghiên cứu . 2
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . .3
    1.2.1 Mục tiêu chung . .3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể . .3
    1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . .4
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU . .4
    1.4.1 Không gian nghiên cứu . .4
    1.4.2 Thời gian nghiên cứu . .4
    1.4.3 Đối tượng nghiên cứu . 4
    1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 5
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7
    2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    2.1.1 Các vấn đề chung về tín dụng ngân hàng . 7
    2.1.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng . .16
    2.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DN vừa và nhỏ . 17
    GVHD: Vương Quốc Duy 6 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh




    Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây
    2.1.4 Những vấn đề cơ bản về DN vừa và nhỏ . .18
    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
    2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu . 22
    2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu . .22
    2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu . 23
    CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NH MIỀN TÂY . .25
    3.1 SƠ LƯỢC VỀ KT-XH TPCT VÀ HOẠT ĐỒNG CỦA NGÀNH NH . 25
    3.1.1 Sơ lược vê KT - XH của thành phố Cần Thơ . .25
    3.1.2 Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn TPCT . .25
    3.2 NGÂN HÀNG TMCP MIỀN TÂY . .29
    3.2.1 Quá trình ra đời . .29
    3.2.2 Tình hình KT - XH TPCT và tầm quan trọng của NH Miền Tây . 30
    3.2.3 Cơ cấu tổ chức . 30
    3.2.4 Chức năng, phạm vi hoạt động của ngân hàng . .32
    3.3 QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
    HÀNG TMCP MIỀN TÂY . .33
    3.3.1 Quy trình nghiệp vụ cho vay . 33
    3.3.2 Quy trình thu nợ và thu lãi . 36
    3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRONG
    THỜI GIAN QUA . 36
    3.5.1 Về công tác huy động vốn . 38
    3.5.2 Về công tác cho vay . .40
    3.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh . 41
    GVHD: Vương Quốc Duy 7 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh




    Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây
    3.6 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG MIỀN TÂY
    TRONG THỜI GIAN QUA . 43
    3.6.1 Thuận lợi . 43
    3.6.2 Khó khăn . 45
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNNVV . .46
    4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV . .46
    4.1.1 Doanh số cho vay DNNVV . .49
    4.1.2 Doanh số thu nợ DNNVV . .55
    4.1.3 Tình hình dư nợ DNNVV . .61
    4.1.4 Tình hình nợ quá hạn DNNVV . .68
    4.2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DUNG CỦA NGÂN
    HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV . .71
    4.2.1 Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng với DNNVV . 71
    4.2.2 Mức dộ hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng . .72
    CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP . 74
    5.1 MỘT SỐ TỒN TẠI . .74
    5.1.1 Từ phía ngân hàng . 74
    5.1.2 Từ phía DNNVV . 77
    5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP . 78
    5.2.1 Tăng quy mô tín dụng . .78
    5.2.2 Tăng nguồn vốn huy động . 80
    5.2.3 Xây dựng chính sách tín dụng riêng cho DNNVV . .81
    5.2.4 Chuyên môn hóa quy trình tín dụng đối với DNNVV . .84
    5.2.5 Đa dạng hóa hình thức tín dụng . .85
    GVHD: Vương Quốc Duy 8 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh





    CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ . 87
    6.1 KẾT LUẬN . .87
    6.2 KIẾN NGHỊ . .88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 90


    TÓM TẮT
    Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng
    khoa học kỹ thuật, nền kinh tế nước ta cũng đang phát triển với tốc độ ngày càng
    nhanh, không ngừng vận động để vươn lên sánh vai cùng các nước phát triển trên thế
    giới. Với vai trò là mạch máu cho quá trình vận hành nền kinh tế - Hệ thống các tổ
    chức tín dụng, đứng đầu là các Ngân hàng thương mại đã đóng góp một phần to lớn
    vào sự tăng trưởng và phát triển đó. Theo thống kê thì hiện nay số doanh nghiệp nhỏ
    và vừa chiếm khoảng trên 95% số doanh nghiệp trong cả nước. Chính vì vậy mà bên
    cạnh sự đóng góp của các ngân hàng thương mại chúng ta cũng không thể phủ nhận
    được một sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào sự phát triển
    của nước nhà. Tuy nhiên chính vì doanh nghiệp nhỏ và vừa nên doanh nghiệp gặp rất
    nhiều khó khăn do năng lực yếu kém. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp này
    cần phải không ngừng năng cao năng lực của mình nên nhu cầu về vốn là rất lớn.
    Cũng chính vì vật tiềm năng của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là hướng đầu tư
    trọng điểm của các ngân hàng.
    Theo xu hướng trên Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây cũng đã nhắm
    đến luợng khách hàng tiềm năng này. Tuy nhiên để có thể đánh giá được hiệu quả
    hoạt động tín dụng của Ngân hàng với hoạt động tín dụng này chúng ta cần xem xét
    một cách thận trọng.
    Đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của
    Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây” nhằm giải quyết một số vấn đề sau:
    - Khái quát hóa lý luận về tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa
    - Đánh giá tình hình hoạt động chung của ngân hàng Miền Tây
    - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Miền Tây và hiệu quả hoạt động
    tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của
    doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Miền Tây
    Do có nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên tôi chỉ tập trung
    phân tích số liệu của ngân hàng trong 03 năm từ năm 2005 đến năm 2007. Đề tài
    được thực hiện trong khoảng 10 tuần (11/02/2008 -> 25/04/2008), đây cũng chính là
    thời gian tôi nghiên cứu và thực tập tại ngân hàng.

    Chương 1
    GIỚI THIỆU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
    Ngân hàng là một trong những định chế tài chính quan trọng trong nền kinh tế
    và là nguồn cung cấp tín dụng cho xã hội. Trong điều kiện kinh tế phát triển mạnh mẽ
    như hiện nay, nhu cầu về vốn của xã hội là rất lớn. Hơn nữa, kể từ cuối năm 2006,
    Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu
    (WTO), điều này có tác động to lớn đến nền kinh tế của đất nước ta. Gia nhập WTO
    sẽ tạo ra sân chơi cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức kinh tế trong nước với các tổ
    chức kinh tế nước đã và đang sẽ ồn ạt vào Việt Nam. Đầu tháng 4/2007 các ngân
    hàng 100% đã được phép thành đầu tư trực tiếp vào Việt Nam điều này đòi hỏi các
    ngân hàng không những phải tăng vốn để đảm bảo các hệ số an toán vốn và tạo tiền
    đề cho cho việc hiện đại hóa công nghệ, mà còn đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao
    năng lực quản lý toàn diện nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra
    thì mới có thể đứng vững trong môi trường mới. Hoạt động của các tổ chức tín dụng
    (TCTD) từng ngày, từng giờ phải đối mặt với các loại rủi ro và nếu việc quản lí rủi ro
    của các TCTD không tốt sẽ là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đổ vỡ,
    phá sản của TCTD đó và lớn hơn là sự đổ vỡ dây chuyền của các TCTD mà hậu quả
    của nó là dẫn đến khủng hoảng kinh tế, tài chính.
    Cần Thơ - thủ phủ của các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang lớn mạnh từng ngày,
    đảm đương trọng trách thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), trong bộn bề khó
    khăn của một thành phố trẻ, Cần Thơ vẫn tạo được những bước phát triển khả quan.
    Bước tiến ấn tượng của kinh tế Cần Thơ là hợp lực của tất cả các ngành, các lĩnh vực,
    các thành phần kinh tế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu
    quả để cùng tăng tốc hội nhập. Là đầu mối giao thông huyết mạch, trung tâm kinh tế -
    tài chính, thương mại - dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Cần
    Thơ có hệ thống ngân hàng tập trung ngày càng nhiều. Thông qua hệ thống này, dòng
    vốn đầu tư đã được khơi thông, điều chuyển và đi sâu vào tất cả các lĩnh vực, các
    ngành, các thành phần kinh tế và các địa phương góp phần đẩy nhanh quá trình
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
    Nắm bắt cơ hội này, Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây (WESTERN
    BANK) cùng với những ngân hàng khác đã sẵn sàng đương đầu với thử thách mới
    trong sự cạnh tranh khốc liệt từ chính các tổ chức đồng nghiệp của mình từ trong và
    ngoài nước. Cũng như các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Miền Tây kinh
    doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay. Kinh
    doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhạy cảm cao, ảnh hưởng trực
    tiếp đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh
    doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của ngân hàng. Đồng
    thời, rủi ro tín dụng cũng là rủi ro gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động
    của ngân hàng. Do đó, việc cho vay mang lại hiệu quả thiết thực cho cả khách hàng
    và ngân hàng là một trong những mục tiêu hoạt động hàng đầu của Ngân hàng. Chính
    vì vậy, sau thời gian học tập ở trường và nghiên cứu thực tế tại Ngân hàng thương
    mại cổ phần Miền Tây tôi đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là: “Phân
    tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương
    mại cổ phần Miền Tây

    1.1.2 Căn cứ nghiên cứu
    1.1.2.1 Căn cứ thực tiễn
    - Phân loại nợ
    - Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
    - Phương thức cho vay
    - Hợp đồng tín dụng.
    - Quy trình cho vay
    1.1.2.2 Căn cứ khoa học
    Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng, vấn đề chất lượng tín dụng luôn
    được đặt lên hàng đầu. Chúng ta muốn khách quan đánh giá được chính xác chất
    lượng tín dụng của ngân hàng thì phải sử dụng các chỉ tiêu tài chính như: tỉ lệ nợ quá
    hạn, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng Căn cứ vào các chỉ tiêu này, các ngân
    hàng thương mại cũng tự phân tích, đánh giá để xác định mức độ an toàn và chất
    lượng tín dụng của hệ thống.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Hoạt động dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP vẫn
    còn nhiều hạn chế về hình thức cấp tín dụng, về tính đa dạng của các sản phẩm dịch
    vụ, đặc biệt là mức độ an toàn và khả năng mở rộng tăng trưởng tín dụng. Trong khi
    đó, yêu cầu về vốn, về chất lượng dịch vụ tín dụng ngày càng cao, áp lực cạnh tranh
    và hội nhập ngày càng lớn. Mục tiêu chung của đè tài nghiên cứu này là đề xuất một
    số giải pháp để hoạt động tín dụng của vùng có thể mở rộng và tăng trưởng bền vững
    góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa lý luận về tín dụng làm cơ sở nghiên cứu
    - Phân tích đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của ngân hàng
    - Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân
    hàng thương mại cổ phần Miền Tây để tìm ra và phát huy những mặt mạnh, phát hiện
    và khắc phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
    - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển
    hoạt động tín dụng đối với DN nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Miền
    Tây
    1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    - Những khó khăn của DN khi vay vốn ở ngân hàng
    - Những khó khăn của ngân hàng khi cho DN vay vốn
    - Những chính sách cho vay của ngân hàng đối với DN
    - DN cần gì ở ngân hàng
    - Hiệu quả tín dụng đối với DN
    - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DN
    - DN cần gì để tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Không gian nghiên cứu
    - Các số liệu và thông tin liên quan đến Ngân hàng thương mại cổ phần Miền
    Tây được thu thập từ nhiều phòng ban khác nhau trong ngân hàng. Số liệu cụ thể về
    hoạt động tín dụng được thu thập từ phòng Tín dụng.
    - Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành tại Ngân hàng thương mại cổ
    phần Miền Tây, cụ thể là phòng Tín dụng
    1.3.2 Thời gian nghiên cứu
    - Do có nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên tôi chỉ tập
    trung phân tích số liệu của ngân hàng trong 03 năm từ năm 2005 đến năm 2007.
    - Thời gian nghiên cứu và thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Miền
    Tây là trong khoảng 10 tuần (11/02/2008 -> 25/04/2008)
    1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
    - Đưa ra phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu hệ thống lại một số lý
    thuyết quan trọng về vấn đề tín dụng trong ngân hàng để làm cơ sở thực hiện đề tài.
    - Phân tích một số vấn đề cơ bản Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây
    như: quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và hoạt động, tình hình nguồn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...