Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày nay, cho dù ngân hàng đã và đang triển khai thực hiện nhiều dịch vụ, nhưng tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng. Vì thế việc đảm bảo an toàn và hiệu quả tín dụng là vấn đề được đặc biệt quan tâm.
    Cùng với sự lớn mạnh của NHNo&PTNT VN, NHNo&PTNT AG đang từng bước khẳng định mình là một NHTM đa năng, phục vụ tốt trên lĩnh vực tiền tệ, nhất là trên thị phần nông nghiệp, nông thôn. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng vẫn luôn chú trọng đến mục tiêu phát triển KT-XH, giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, tạo thêm nhiều công ăn, việc làm, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, làm cho nền kinh tế An Giang ngày càng phát triển bền vững.
    Trọng tâm của khóa luận là tập trung nghiên cứu xoay quanh hoạt động tín dụng DNNQD tại NHNo&PTNT AG trong ba năm qua (2007-2009), trong đó phân tích chi tiết việc tăng, giảm của doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và làm rõ nguyên nhân của tăng, giảm này theo thể loại và ngành kinh tế. Ngoài ra, khóa luận cũng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác này, từ đó rút ra những mặt được cần cố gắng phát huy, những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Trên cơ sở này, khóa luận đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn hoạt động tín dụng DNNQD ngày càng hoàn thiện hơn, để NHNo&PTNT AG càng thêm vững mạnh, trở thành thương hiệu được “lựa chọn số 1” của các doanh nghiệp cũng như mọi đối tượng khách hàng.
    Kết quả phân tích cho thấy, hoạt động tín dụng DNNQD tại NHNo&PTNT AG đang được mở rộng theo hướng an toàn, hiệu quả, và chất lượng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này trong thời gian qua là tốt.
    Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 4 chương, trong đó:
    ư
    Chương 1: Mở đầu.
    ư
    Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
    ư
    Chương 3: Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang.
    ư
    Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang.
    Tuy bản thân có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đánh giá và góp ý của Quý Thầy, Cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
    MỤC LỤC
    Trang
    Chương 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
    1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .2
    1.2.1 Mục tiêu .2
    1.2.2 Phạm vi nghiên cứu .2
    1.3 Phương pháp nghiên cứu .2
    1.4 Ý nghĩa 2
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    2.1 Tín dụng 3
    2.1.1 Khái niệm 3
    2.1.2 Bản chất .3
    2.1.3 Chức năng 3
    2.1.4 Vai trò 4
    2.1.5 Phân loại 5
    2.1.6 Lãi suất tín dụng 6
    2.1.7 Bảo đảm tín dụng 6
    2.2 Quy chế cho vay đối với DNNQD tại NHNo&PTNT AG .7
    2.2.1 Nguyên tắc cho vay .7
    2.2.2 Điều kiện cho vay 7
    2.2.3 Các phương thức cho vay 7
    2.2.4 Thể loại cho vay 10
    2.2.5 Mức cho vay 10
    2.2.6 Thời hạn cho vay .10
    2.2.7 Lãi suất cho vay .10
    2.2.8 Trả nợ gốc và lãi vốn vay 11
    2.2.9 Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay 11
    2.2.10 Những nhu cầu vốn không được cho vay 12
    2.2.11 Giới hạn cho vay .12
    2.2.12 Quy trình xét duyệt cho vay 12
    2.2.13 Phân loại khách hàng doanh nghiệp 14
    2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 16
    2.3.1 Các khái niệm có liên quan .16
    2.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 17
    Chương 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
    3.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam .18
    3.1.1 Giới thiệu chung 18
    3.1.2 Mạng lưới hoạt động .19
    3.1.3 Định hướng phát triển .19
    3.2 Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang .19
    3.2.1 Giới thiệu chung 19
    3.2.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 20
    3.2.3 Cơ cấu tổ chức .21
    3.2.4 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT AG 26
    3.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của NHNo&PTNT AG .28
    3.2.6 Phương hướng hoạt động của NHNo&PTNT AG trong năm 2010 29
    3.3 Khái quát về hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT AG 30
    3.3.1 Tình hình huy động vốn 30
    3.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng 34
    3.4 Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNQD tại NHNo&PTNT AG .36
    3.4.1 Phân tích tình hình cho vay DNNQD 36
    3.4.2 Phân tích tình hình thu nợ DNNQD 43
    3.4.3 Phân tích tình hình dư nợ DNNQD .47
    3.4.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn DNNQD 52
    3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với DNNQD tại NHNo&PTNT AG .56
    3.5.1 Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động 56
    3.5.2 Hệ số thu nợ 57
    3.5.3 Vòng quay vốn tín dụng 58
    3.5.4 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ .59
    3.6 Đánh giá tổng quát hoạt động tín dụng DNNQD tại NHNo&PTNT AG 60
    3.6.1 Những mặt được 60
    3.6.2 Những mặt còn tồn tại .60
    Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
    4.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn .62
    4.1.1 Mở thêm các chương trình khuyến mãi .62
    4.1.2 Phân nhóm khách hàng để có chiến lược huy động vốn cụ thể 62
    4.1.3 Đa dạng hóa sản phẩm huy động, theo sát đối thủ cạnh tranh 64
    4.1.4 Tăng cường hoạt động marketing 64
    4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng DNNQD 65
    4.2.1 Nắm vững quy hoạch để có định hướng đầu tư 65
    4.2.2 Triển khai đa dạng các sản phẩm tín dụng 65
    4.2.3 Có chính sách tín dụng thật linh hoạt, phù hợp .66
    4.2.4 Tiến hành chọn lọc, phân loại và đánh giá khách hàng, hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho việc ra quyết định cho vay 66
    4.2.5 Thẩm định tốt và giám sát chặt chẽ khách hàng 67
    4.2.6 Có biện pháp xử lý tốt và hạn chế phát sinh nợ quá hạn .68
    4.2.7 Giải pháp về nguồn nhân lực .68
    4.3 Ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động .70
    4.4 Nâng cao chất lượng phục vụ, hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng .70
    4.5 Một số giải pháp khác 71
    KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
    Kết luận .72
    Kiến nghị .72
    Phụ lục
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...