Chuyên Đề Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đây chỉ là bản đề cương chưa đầy đủ cho mọi người tham khảo nhé
    Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ


    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU

    1.1. Cơ sở hình thành đề tài
    Cùng với sự vận động của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của tỉnh Cần Thơ cũng đang trên đà phát triển. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng đó đòi hỏi phải có đủ điều kiện và vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất. Do đó, tín dụng ngân hàng hết sức quan trọng, nhằm đáp ứng kịp thời vốn đầu tư cho người dân và các tổ chức kinh tế để tiến hành mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội. Qua những năm hoạt động, Sacombank chi nhánh Cần Thơ bên cạnh việc cung cấp vốn đáp ứng kịp thời cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tiến hành mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, thì Ngân hàng cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của tỉnh.
    Ngân hàng ra đời với mục đích là tập trung nguồn vốn và phân phối nguồn vốn đó nhằm giúp cho quá trình lưu thông được diễn ra liên tục và phát triển kinh tế sản xuất, phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. Tuy nhiên việc đưa vốn đến hộ nông dân, các thành phần kinh tế như thế nào và bằng cách nào để có hiệu quả nhất, vừa đảm bảo thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp thích ứng, phù hợp trong việc đầu tư để đều có lợi cho các chủ thể tham gia, đảm bảo sự tồn tại và phát triển cả hai bên. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này, chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Cần Thơ”.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại Sacombank Cần Thơ, từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Dựa vào số liệu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu qua 3 năm để phân tích hoạt động tín dụng cá nhân của Sacombank Cần Thơ.
    - Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tín dụng cá nhân tại Sacombank Cần Thơ.
    - Đề xuất một số giải pháp cải thiện hoặc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại Sacombank Cần Thơ.
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Tình hình cho vay và huy động vốn
    - Các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, một số tỷ số tài chính
    - Một số tài liệu khác được cung cấp từ phía ngân hàng
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    1.3.2.1. Phạm vi không gian
    - Đề tài được thực hiện tại phòng Kinh Doanh của Sacombank Cần Thơ
    1.3.2.2. Phạm vi thời gian
    - Trong thời gian thực tập bắt đầu từ tháng 2/2013 đến tháng 4/2013.
    - Số liệu phân tích trong đề tài là số liệu chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012.
    1.4. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
    Hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung bao gồm nhiều lĩnh vực như tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. Mỗi ngân hàng đều có một chính sách tín dụng khác nhau như có ngân hàng tập trung vào tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng ngắn hạn, có ngân hàng chủ yếu cho vay trung và dài hạn. Trong hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và tín dụng cá nhân là mảng vô cùng quan trọng. Phân tích và đề xuất một số ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân là vấn đề được quan tâm đặc biệt tại hầu hết các Ngân hàng.

    1.5. Bố cục nội dung nghiên cứu
    Chuyền đề này được trình bài theo bố cục gồm 5 chương:
    Chương 1: Giới thiệu
    Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Phân tích thực trạng tình hình tín dụng cá nhân tại Sacombank
    Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại Sacombank
    Chương 5: Kết luận và kiến nghị






    CHƯƠNG 2
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1 Phương pháp luận
    2.1.1. Khái niệm
    Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, nó kinh doanh loại hàng hóa rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Thực tế các NHTM kinh doanh “quyền sử dụng vốn tiền tệ”. Nghĩa là các NHTM nhận tiền gửi của công chúng, của các tổ chức kinh tế xã hội. Sử dụng số tiền đó cho vay và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn lại vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thoả thuận.
    Theo pháp lệnh “các tổ chức tín dụng ”(1990) của Việt Nam thì NHTM được định nghĩa như sau:
    “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
    2.1.2. Các nguồn vốn của NHTM
    2.1.2.1. Vốn tự có
    Vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng là bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Trung Ương.
    a) Vốn điều lệ
    Là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. Vốn điều lệ của ngân hàng là do các chủ sở hữu ngân hàng đóng góp vốn điều chuyển Mức vốn điều lệ và phương thức đóng góp vốn điều lệ của mỗi ngân hàng được ghi trong điều lệ hoạt động của từng ngân hàng và được Ngân hàng Trung ương phê duyệt. Mức vốn điều lệ của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào mức góp vốn của các chủ sở hữu ngân hàng, song nhìn chung không được thấp hơn mức vốn pháp định mà Chính phủ quy định. Trong quá trình hoạt động của các NHTM có thể tăng thêm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...