Luận Văn Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 12/4/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU

    1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong thời điểm nền kinh tế thị trường mở rộng như hiện nay thì vai trò của các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên quan trọng, nó là một trong những mắc xích thiết yếu cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thị trường vốn, giúp các nhà đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, Hơn nữa, Việt Nam đang thực hiện lộ trình cam kết WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thị trường ngân hàng còn sơ khai và nhiều tiềm năng phát triển, cùng với đặc điểm dân số trẻ làm cho thị trường ngân hàng Việt Nam trở nên rất hấp dẫn, tất yếu sẽ thu hút các nhà đầu tư ở các quốc gia khác nên số lượng ngân hàng được thành lập ngày càng tăng trong đó có cả ngân hàng 100% vốn nước ngoài với tiềm lực tài chính rất mạnh. Điều này cho thấy sự cạnh tranh của ngành ngân hàng trong thời gian tới đây sẽ ngày một mạnh mẽ hơn và đòi hỏi các ngân hàng phải tư duy lại để tiếp tục cải tổ, tái lập và định hướng con đường đi cho riêng mình. Xu hướng phát triển của ngành ngân hàng có sự phân hóa thành từng lĩnh vực riêng biệt chứ không còn đơn thuần là một ngân hàng đa năng truyền thống. Các mảng kinh doanh bán lẻ, bán buôn, tài chính vi mô, cho vay tiêu dùng và mô hình ngân hàng đầu tư đang đi vào chuyên biệt hóa từng lĩnh vực. Tùy vào thế mạnh của mình mỗi ngân hàng sẽ lựa chọn mô hình phát triển để tập trung khai thác tối đa lĩnh vực đó nhằm gia tăng thị phần hoạt động dẫn đến tối ưu hóa về chi phí cũng như lợi nhuận. Mặc dù số lượng thành phần tham gia ngày càng nhiều và sự cạnh tranh ngày càng tăng mạnh trên thị trường tài chính, nhưng quy mô của thị trường chắc chắn cũng tăng lên mạnh mẽ theo sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, lĩnh vực ngân hàng bán lẻ được các ngân hàng thương mại nhận định vẫn còn dư địa bàn để phát triển. Trong đó, tín dụng cá nhân, một khái niệm sản phẩm mới được phát triển ở thị trường Việt Nam nhưng nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng, các ngân hàng thương mại đang hướng tới khách hàng cá nhân và xem đây như là một lĩnh vực đầy tiềm năng. Điểm thuận lợi lớn là quy mô thị trường lớn với dân số gần 88 triệu người (Theo Tổng cục Thống Kê). Đa số trong đó có độ tuổi trẻ, có thu nhập, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm lớn. Kết quả hoạt động tín dụng này góp phần gia tăng hoặc giảm thu nhập và có ảnh hưởng lớn đến kết quả chung của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc phân tích hoạt động tín dụng cá nhân là thực sự cần thiết đối với các ngân hàng thương mại hiện nay.
    Là một ngân hàng tương đối lớn thuộc hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP. Cần Thơ, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Chi nhánh Cần Thơ vẫn phải chịu sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng khác. Với mục tiêu “trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu” và theo định hướng hoạt động HIỆU QUẢ - AN TOÀN – BỀN VỮNG, Sacombank Cần Thơ sẽ phải làm thế nào để vẫn giữ và phát huy được vị thế, năng lực cạnh tranh của mình; lại vừa đảm bảo việc kinh doanh an toàn, hiệu quả, bám sát định hướng kinh doanh của Ngân hàng Hội sở? Cũng như các ngân hàng khác, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động để cho vay và đây là vũ khí sắc bén của ngân hàng nên việc phân tích, đánh giá để nâng cao hoạt động tín dụng, mà trọng tâm là tín dụng cá nhân càng được các nhà quản trị ngân hàng xem trọng hơn bao giờ hết.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Cần Thơ” được chọn để thấy được tình hình cũng như những tồn tại trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh. Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng và góp phần tạo nên sự vững chắc thương hiệu Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
    1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1. Mục tiêu chung 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    1.3.1. Phạm vi không gian 3
    1.3.2. Phạm vi thời gian 3
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 3
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
    2.1.1. Khái quát về tín dụng 4
    2.1.1.1. Khái niệm tín dụng 4
    2.1.1.2. Vai trò của tín dụng 4
    2.1.1.3. Phân loại tín dụng 5
    2.1.1.4. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng 6
    2.1.2. Đôi nét về tín dụng cá nhân 7
    2.1.2.1. Khái niệm 7
    2.1.2.2. Đặc điểm 7
    2.1.2.3. Vai trò 7
    2.1.2.4. Phân loại 8
    2.1.3. Một số chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân 8
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
    2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9
    2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 9
    CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ 11
    3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ 11
    3.1.1. Vài nét về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 11
    3.1.2. Sơ lược về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ (Sacombank Cần Thơ) 12
    3.1.3. Chức năng hoạt động của chi nhánh 14
    3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG TỪNG BỘ PHẬN 14
    3.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức 14
    3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ 15
    3.3. KHÁI QUÁT VỀ SẢN PHẨM TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ 21
    3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM TỪ 2009 – 2011 24
    3.4.1. Thu nhập 26
    3.4.2. Chi phí 28
    3.4.3. Lợi nhuận 30
    3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK CẦN THƠ 31
    3.5.1. Thuận lợi 31
    3.5.2. Khó khăn 32
    3.5.3. Định hướng hoạt động năm 2012 của Sacombank Cần Thơ 33
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ 2009 – 2011 35
    4.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM CỦA SACOMBANK CẦN THƠ 35
    4.1.1. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011 35
    4.1.2. Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 40
    4.1.3. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011 45
    4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TỪ 2009 – 2011 TẠI SACOMBANK CẦN THƠ 47
    4.2.1. Doanh số cho vay cá nhân 47
    4.2.1.1. Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn 49
    4.2.1.2. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn 50
    4.2.2. Doanh số thu nợ cá nhân 52
    4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn 54
    4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn 56
    4.2.3. Dư nợ cho vay cá nhân 57
    4.2.3.1. Dư nợ theo thời hạn 59
    4.2.3.2. Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn 60
    4.2.4. Nợ xấu cho vay cá nhân 61
    4.2.4.1. Nợ xấu theo thời hạn 63
    4.2.4.2. Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn 64
    4.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG 66
    4.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn cá nhân 66
    4.3.2 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân 67
    4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân 69
    4.3.4 Hệ số thu nợ cá nhân 70
    CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 77
    5.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN QUA 72
    5.1.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 72
    5.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 73
    5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI 73
    5.2.1. Nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn 74
    5.2.2. Nhóm giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân 75
    5.2.2.1. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng cá nhân 75
    5.2.2.2. Nâng cao tầm quan trọng trong công tác thẩm định trước khi xét duyệt cho vay 75
    5.2.2.3. Nâng cao khả năng thu hồi nợ và hạn chế rủi ro tín dụng 76
    5.2.2.4. Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng 77
    5.2.2.5. Chú trọng công tác nhân sự và đào tạo nhân sự 78
    5.2.2.6. Quản lý rủi ro 79
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
    6.1. KẾT LUẬN 80
    6.2. KIẾN NGHỊ 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...