Luận Văn Phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các Khu công nghiệp Tam Kỳ

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài :

    Trong hơn thập kỷ qua, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên rất nhiều phương diện, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng đa dạng trên mọi lĩnh vực, hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đã trở thành phổ biến trên phạm vi toàn thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Với thành công của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO tháng 11/2006, vấn đề tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải tìm ra những bước đi quyết liệt hơn trong quá trình cải cách nền kinh tế theo hướng phù hợp và gắn kết với thông lệ quốc tế nhằm đẩy mạnh cạnh tranh thu hút các nguồn vốn, chất xám, công nghệ vào Việt Nam, vừa tạo điều kiện thuận lợi để phát huy nội lực trên cơ sở kết hợp “nội lực bên trong” với “ngoại lực bên ngoài” nhằm tạo ra sự phát triển có tính bức phá cho sự phát triển kinh tế.

    Mặt khác, khủng hoảng tài chính khu vực đã chấm dứt, nền kinh tế một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore đã nhanh chóng phục hồi và phát triển, hoặc đã đẩy mạnh thu hút đầu tư quốc tế, chẳng hạn nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu phục hồi và vươn lên trở thành một trong những quốc gia đang phát triển mạnh. Trong thời gian đến đòi hỏi phải nhanh chóng cải tiến cơ chế chính sách mạnh hơn nữa, gia tăng các giải pháp có tính khả thi cao để đẩy mạnh khuyến khích đầu tư trong nước và cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài, nhanh chóng đón tiếp thời cơ, đón nhận các luồng vốn đầu tư mới, đáp ứng nhu cầu về vốn nhằm tạo đà tăng tốc phát triển kinh tế.

    Theo thống kê sơ bộ, chỉ riêng trong tháng 6/2007, cả nước có 203 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 556 triệu USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 6 tháng đầu năm 2007 là 575 dự án, với tổng vốn đầu tư đạt 4,3 tỷ USD, tăng 69,6% về số dự án và 6,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong tháng 6, nếu tính cả số vốn đầu tư bổ sung 293 triệu USD với 58 lượt dự án đã nâng tổng số vốn tăng thêm của cả 6 tháng là 870 triệu USD với 199 lượt dự án, tăng 9,3% về số dự án tăng thêm và 16,8% về vốn bổ sung so với kỳ năm trước. Trong 6 tháng qua, về cơ bản tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của khu vực đầu tư nước ngoài vẫn giữ mức tăng so với cùng kỳ năm trước, một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã triển khai tích cực ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2007 ước đạt 3,2 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch doanh thu trong 6 tháng là 14,3 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng giá trị xuất khẩu đạt 8,8 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư thì trong 6 tháng qua, số dự án có quy mô tương đối lớn được cấp phép đã tăng gần 50% so với cùng kỳ. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt 7,5 triệu USD/dự án, cao hơn so với bình quân cùng kỳ năm trước (6,7 triệu USD/dự án). Theo số liệu thống kê thì lĩnh vực công nghiệp vẫn dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư đăng ký, với tỷ lệ 56,5%, nhưng cơ cấu này đã có sự chuyển dịch tích cực sang lĩnh vực dịch vụ. So sánh tỷ lệ 56,5% đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp của 6 tháng 2005 với cùng kỳ năm 2006 là 72,7% và tương tự trong lĩnh vực dịch vụ có tỷ lệ 43,2% và 22,6%. Hiện tại, một số ngành nghề dịch vụ đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài như xây dựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, sản xuất phần mềm, dịch vụ tư vấn-tài chính .

    Nhanh chóng nắm bắt tình hình trên, Uỷ ban nhân dân thành phố Tam Kỳ đã đưa ra nhận định Khu công nghiệp Tam Kỳ là một trong những hướng phát triển nhằm từng bước đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá sự phát triển kinh tế của thành phố. Với mục tiêu đó, có thể thấy rằng sự thành công của các Khu công nghiệp Tam Kỳ sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế tại thành phố nói riêng và của tỉnh Quảng Nam nói chung trong việc tạo thế liên kết với khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Đông Quế Sơn, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc trong định hướng phát triển của toàn tỉnh trong xu thế mới.

    Trong điều kiện mà quá trình quốc tế hóa, với 2 xu thế là toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, thì bất kỳ quốc gia nào nằm ngoài cuộc chơi này, có nghĩa sẽ đi ngược lại với xu thế phát triển của thời đại. Bên cạnh đó, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đã đưa loài người bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, kỷ nguyên thông tin. Hai xu thế này đã tạo điều kiện để rút ngắn khoảng cách giữa con người với con người, giữa nền kinh tế các nước và giữa các doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, mà hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực giữa các quốc gia, doanh nghiệp dễ dàng di chuyển qua lại. Đây là một cơ hội lớn cho sự phát triển của các quốc gia và doanh nghiệp và là một cơ hội lớn cho sự phát triển của các Khu công nghiệp nói chung và Khu công nghiệp Tam Kỳ nói riêng. Hiển nhiên rằng sự phát triển này sẽ tuỳ thuộc rất nhiều vào kết quả của việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy, những hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng và từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách cũng như các giải pháp khả thi, khắc phục những tồn tại hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển, từ đó đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước chính là một trong những hướng cơ bản đối với các Khu công nghiệp Tam Kỳ trong thời gian đến.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    - Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về Khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý và thu hút vốn đầu tư tại các Khu công nghiệp Tam Kỳ, đồng thời tiến hành khảo sát hành vi các nhà đầu tư tại các Khu công nghiệp Tam Kỳ trong thời gian qua, từ đó nhận định các mặt tích cực và các mặt tồn tại nhằm tìm giải pháp khắc phục.
    - Phân tích môi trường đầu tư, vận dụng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về thu hút vốn đầu tư đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của các khu vực trong và ngoài nước, từ đó đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm nâng cao và đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp Tam Kỳ trong thời gian đến.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phân tích mối quan hệ và tầm quan trọng của thu hút vốn đầu tư và một số đề xuất phát triển hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Hơn nữa theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/7/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Quảng Nam thì đây là lĩnh vực có phạm vi rộng nên việc xác định phạm vi nghiên cứu là rất cần thiết.
    - Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu như trên thì luận văn chỉ giới hạn trong việc thu hút các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước và các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư tại Khu công nghiệp Tam Kỳ, trong đó ưu tiên vẫn là hệ thống các giải pháp thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước.

    4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn kết hợp các phương pháp thống kê – khảo sát, phân tích – tổng hợp – so sánh, kinh tế lượng (lượng hoá các vấn đề về thu hút
    đầu tư) và coi trọng những bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư của các khu vực trong nước và ngoài nước.
    - Phương pháp thống kê : thu nhập và xử lý các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài.
    - Phương pháp khảo sát : tiến hành khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu, kết hợp với phương pháp thống kê để phân tích, đánh giá thực trạng các khu cụm công nghiệp Tam Kỳ từ đó rút ra những điểm mạn và điểm yếu của các khu, cụm công nghiệp Tam Kỳ.
    - Các phương pháp phân tích, mô tả, so sánh được sử dụng làm phương pháp luận cho nghiên cứu cả lý luận lẫn thực tiễn.
    - Phân tích SWOT : phân tích cơ hội và nguy cơ bên ngoài các Khu công nghiệp Tam Kỳ đối với quá trình thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp Tam Kỳ.

    5. Nội dung của luận văn: kết cấu nội dung của luận văn gồm các phần mở đầu, ba chương và phần kết luận.
    Chương I : Tổng quan về khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.
    Chương II : Thực trạng công tác quản lý đầu tư và tình hình thu hút vốn đầu tư tại các Khu công nghiệp Tam Kỳ.
    Chương III : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp Tam Kỳ trong thời gian đến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...