Luận Văn Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU

    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, thương mại quốc tế ngày càng có điều kiện phát triển hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia ngày càng nhiều, chất lượng và dễ dàng. Trong nền kinh tế mỗi nước hoạt động kinh tế đối ngoại giữ vai trò cực kì quan trọng đây chính là cầu nối của từng quốc gia với các nước khác trên thế giới. Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang xích lại gần thế giới thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại giúp cho Việt Nam sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn tự có của mình và tạo được vị trí thích hợp trong dây chuyền hợp tác và phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng tài chính và các nghiệp vụ kinh doanh còn hạn chế. Do đó, nhu cầu được cung cấp vốn, các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp này ngày càng tăng nên hoạt động của Ngân hàng hiện nay không chỉ có các nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay mà các Ngân hàng đã có chủ trương mở rộng và phát triển thêm lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong công tác thanh toán nhằm làm tăng thu nhập cho ngân hàng và giải quyết việc thanh toán giữa các bên được nhanh chóng, đảm bảo về quyền lợi và giá trị trên hợp đồng của các bên tham gia giao dịch xuất nhập khẩu. Khi quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng thì hoạt động TTQT của Việt Nam phải được hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng đa dạng và mở rộng trên phạm vi quốc tế đặc biệt là hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
    Cùng với xu hướng chung thì Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng cũng đã từng bước có sự đổi mới trong hoạt động thanh toán quốc tế này. Hiện nay, tại mỗi Ngân hàng đều có qui trình thanh toán quốc tế tương tự nhau nhưng việc thực hiện có thể rất khác nhau. Do vậy, với mục đích tìm hiểu về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng hiện đã được thực hiện như thế nào, kết quả hoạt động qua các năm ra sao, có những rủi ro tiềm ẩn nào trong hoạt động thanh toán từ đó nhận ra các mặt đạt được và đưa ra các biện pháp khắc phục mặt chưa đạt trong thời gian sắp tới. Với những kiến thức đã tích lũy được và một số kiến thức nghiên cứu từ thực tiễn em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Sóc Trăng”.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1. Mục tiêu chung

    Phân tích kết quả hoạt động thanh toán quốc tế với mục tiêu nhìn nhận mặt đạt được và các mặt chưa đạt được trong các năm qua từ đó đưa ra các giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
    Nông Thôn Sóc Trăng trong tương lai.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng.

    - Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Sóc Trăng.

    - Phân tích các rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.

    - Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế và nhận ra các mặt đạt được cũng như chưa đạt của Ngân hàng từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Sóc Trăng.
    1.3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

    Đề tài “Thực trạng TTQT và giải pháp mở rộng tại NHNo Tiền Giang” do sinh viên Lê Hoàng Yến thực hiện, giáo viên hướng dẫn cô Đoàn Thị Cẩm Vân nghiên cứu rõ ràng, nói rõ được thực trạng thanh toán quốc tế tại NHNo Tiền Giang, số liệu từ năm 2004-2006 cho thấy được sự tăng trưởng của hoạt động TTQT tại NH và các nguyên nhân ảnh hưởng. Tuy nhiên, đề tài chưa phân tích được những rủi ro trong hoạt động TTQT và những điểm mạnh, điểm yếu trong từng phương thức thanh toán để đưa ra biện ra biện pháp khắc phục.
    Đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Sóc Trăng” cũng nói lên hoạt động TTQT tại NH nhưng số liệu còn ít chưa rõ ràng, chưa phân tích sâu vào từng lĩnh vực thanh toán.
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    1.4.1. Không gian

    Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng.

    1.4.2. Thời gian

    Thời gian thực hiện đề tài từ 23/09/2010 đến 15/11/2010. Số liệu được thu thập từ các báo cáo từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010.
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

    Nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế và các số liệu có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Sóc Trăng.
    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

    Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng thanh toán quốc tế qua ba năm 2007-

    2009 và 6 tháng đầu năm 2010. Với những số liệu này là cơ sở để phân tích tình hình hoạt động của Ngân hàng cũng như của phòng thanh toán quốc tế.
    1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu

    - Phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình hoạt động của Ngân hàng.

    - Phương pháp so sánh tỷ trọng để xem xét tỷ trọng của các chỉ tiêu nghiên cứu trên tổng thể.
    - Phương pháp so sánh tương đối lẫn tuyệt đối để so sánh tốc độ tăng của các chỉ tiêu nghiên cứu của năm sau so với năm trước để thấy được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
    - Sử dụng biểu bảng để mô tả những số liệu làm cơ sở cho sự phân tích.

    - Phương pháp phân tích ma trận SWOT.

    - Sử dụng chiến lược Marketing Mix.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...