Chuyên Đề Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Sacombank An Giang

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài

    Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Sacombank An Giang



    MỤC LỤC



    Danh mục các hình & bảng iv

    Danh mục các từ viết tắt v

    Tóm tắt vi


    Chương 1: Mở đầu 1

    1. Cơ sở hình thành 1

    2. Mục tiêu nghiên cứu 2

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

    4. Phương pháp nghiên cứu 2

    5. Ý nghĩa 2

    6. Kết cấu của bài nghiên cứu 2


    Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết 3

    1. Các phương thức thanh toán quốc tế (TTQT) 3

    1.1 Khái niệm TTQT 3

    1.2 Khái niệm phương thức TTQT 3

    2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (TDCT) 4

    2.1 Khái niệm phương thức TDCT 4

    2.2 Các bên có liên quan trong phương thức TDCT 4

    2.3 Quy trình nghiệp vụ TDCT 5

    2.4 Nội dung thư tín dụng 6

    2.4.1 Khái niệm thư tín dụng 6

    2.4.2 Các nội dung của thư tín dụng 6

    2.4.3 Các loại thư tín dụng 7

    2.4.4 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ 9

    2.4.5 Sơ lược về hệ thống SWIFT 9

    3. Đánh giá hoạt động thanh toán bằng tín dụng thư của ngân hàng (NH) 10

    3.1 Các chỉ tiêu 10

    3.1.1 Về phía ngân hàng 10

    a. Quy mô hoạt động TTQT 10

    b. Rủi ro trong TTQT qua ngân hàng 11

    c. Thu nhập từ hoạt động TTQT 11

    3.1.2 Về phía khách hàng 11

    3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng 12

    3.2.1 Về phía ngân hàng 12

    3.2.2 Về phía khách hàng 13

    3.2.3 Các nhân tố môi trường khách quan 13


    Chương 3: Giới Thiệu NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN An Giang 14

    1. Giới thiệu về NH TMCP Sài gòn Thương tín 14

    1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 14

    1.2 Giới thiệu về Sacombank 15

    1.3 Hệ thống mạng lưới hoạt động 16

    1.4 Định hướng phát triển 16

    2. NH TMCP Sài gòn Thương tín Chi nhánh An Giang 17

    2.1 Tổng quan về Sacombank An Giang 17

    2.2 Các dịch vụ hiện có của Sacombank An Giang 18

    2.3 Tình hình hoạt động tại Sacombank An Giang 18

    2.3.1 Tình hình cho vay 18

    2.3.2 Huy động vốn 19

    2.3.3 Hoạt động kinh doanh dịch vụ 20

    2.3.4 Kết quả tài chính 21

    2.3.5 Các hoạt động khác trong năm 2011 21

    2.4 Sơ đồ tổ chức và nhân sự của Sacombank An Giang 22

    2.4.1 Sơ đồ tổ chức 22

    2.4.2 Tình hình nhân sự 24


    Chương 4: Thực Trạng Hoạt Động TTQT Bằng Phương Thức TDCT tại Sacombank An Giang 25

    1. Hoạt động TTQT của Sacombank giai đoạn 2009 – 2011 25

    2. Hoạt động TTQT của Sacombank An Giang giai đoạn 2009 – 2011 26

    2.1 Tình hình KT-XH và hoạt động ngân hàng trên địa bàn 26

    2.2 Kết quả hoạt động TTQT của Sacombank An Giang 27

    2.2.1 Doanh số và tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán

    quốc tế của chi nhánh từ 2009 đến 2011 27

    2.2.2 Thị phần doanh số thanh toán quốc tế của Chi nhánh 29

    2.2.3 Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế 30

    2.2.4 Tình hình thu nhập từ dịch vụ TTQT so với các dịch vụ khác 31

    2.3 Tình hình thanh toán TDCT của Sacombank An Giang 32

    2.3.1 Doanh thu và tỷ trọng doanh thu của từng phương thức 32

    2.3.2 Thu nhập từ TTQT theo từng phương thức thanh toán 34

    2.3.3 Số món giao dịch L/C so với chuyển tiền và nhờ thu 34

    2.3.4 Doanh thu thanh toán L/C xuất – nhập tại Chi nhánh 35

    2.3.5 Phí dịch vụ TTQT bằng L/C của Sacombank,

    Agribank và Eximbank 36

    2.3.6 Quy trình L/C xuất nhập tại Sacombank An Giang 38

    2.3.6.1 Quy trình L/C nhập 38

    2.3.6.2 Quy trình thanh toán L/C xuất 42

    2.3.7 Rủi ro trong TTQT bằng TDCT của Sacombank AG 44

    2.4 Những mặt đạt được và hạn chế khi tham gia thanh toán TDCT 45

    2.4.1 Công nghệ ngân hàng 45

    2.4.2 Hoạt động Marketing 46

    2.4.3 Hoạt động chăm sóc khách hàng 46

    2.4.4 Nhân viên thanh toán quốc tế 46

    2.4.5 Tỷ giá và nguồn cung ngoại tệ 47

    2.4.6 Đối thủ cạnh tranh 47

    2.5 Đánh giá thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong

    hoạt động TTQT của Chi nhánh 50

    2.5.1 Thành quả đạt được 50

    2.5.2 Hạn chế 51


    Chương 5: Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Bằng TDCT Tại Sacombank An Giang 53

    1. Định hướng phát triển KT – XH của An Giang trong năm sắp tới 53

    2. Kế hoạch kinh doanh và định hướng hoạt động TTQT

    của Sacombank An Giang năm 2012 53

    2.1 Kế hoạch kinh doanh 53

    2.2 Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế năm 2012 54

    3. Giải pháp phát triển hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT

    cho Sacombank An Giang 54

    3.1 Giải pháp về nghiệp vụ 55

    3.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 55

    3.3 Giải pháp về chiến lược khách hàng 56

    3.4 Mở rộng ngân hàng đại lý với nước ngoài 57

    3.5 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 57

    3.6 Giải pháp về ngoại tệ và công cụ phái sinh 57

    3.7 Giải pháp đối với công tác kiểm tra, kiểm soát 58


    Kết luận 59



    Tài liệu tham khảo và tài liệu đọc




    TÓM TẮT



    Ngày nay, trước xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động tất yếu, không thể thiếu đối với các ngân hàng thương mại. Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động góp phần mang lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng trong điều kiện kinh doanh tài chính khó khăn hiện nay.

    Bài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích mô tả thực trạng và phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank An Giang, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển dịch vụ này tại Chi nhánh trong thời gian tới. Kết quả của bài nghiên cứu là cả một quá trình tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các dữ liệu được thu thập thông qua các số liệu thống kê về hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank An Giang, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết của bộ phận kinh doanh ngoại hối, các số liệu cung cấp trên website của Sacombank và ý kiến đánh giá của các nhân viên ở bộ phận thanh toán quốc tế của Sacombank An Giang.

    Tính đến cuối năm 2011, tổng số tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang là 60 TCTD với hơn 210 điểm giao dịch. Như vậy, với số lượng đông đảo các ngân hàng trên một địa bàn chật hẹp, việc chia sẻ khách hàng, phân tán nghiệp vụ là điều không thể tránh khỏi. Sau hơn 6 năm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, Chi nhánh Sacombank An Giang cũng đã phần nào thu được những kết quả đáng khích lệ, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có nguồn thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh. Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh trong thời gian qua.

    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng. Từ thực tế phân tích số liệu cho thấy hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh chưa được mở rộng đối tượng khách hàng. Điều này chủ yếu do công tác Marketing chưa được chú trọng, hoạt động tìm kiếm, dịch vụ hỗ trợ khách hàng chưa phát triển, sản phẩm L/C chưa đa dạng, sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng khác và thiếu nhân viên chuyên môn cho hoạt động thanh toán quốc tế.

    Các giải pháp được đề xuất trong bài nghiên cứu này căn cứ chủ yếu vào tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ của Sacombank An Giang trong thời gian qua cùng với tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh, nhằm nâng cao tính thực tế cũng như sự chính xác khi đưa vào triển khai. Các giải pháp đề xuất chủ yếu xoay quanh các nội dung về nghiệp vụ tín dụng chứng từ, nguồn nhân sự, chiến lược khách hàng, công tác kiểm tra, kiểm soát, ngoại tệ và các công cụ phái sinh.







    Chương 1



    MỞ ĐẦU



    1. Cơ sở hình thành

    Trong những năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khá ấn tượng, với tốc độ trên 20% mỗi năm, đã đưa nước ta lên một thứ hạng mới, trở thành nước có nền thương mại lớn thứ 42 trên thế giới. Có được những thành công này, một phần cũng là do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước trong khối Liên minh Châu âu. Mở rộng quan hệ mua bán với các nước đồng nghĩa với việc phải chấp nhận các quy tắc, luật lệ chung, trong đó phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế .

    Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các NHTMCP trên địa bàn tỉnh An Giang đã có sự đóng góp tích cực trong thành công của hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước trong thời gian qua. Thanh toán quốc tế là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển, đồng thời nó còn tích cực hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển.

    Vì vậy, trong thời gian qua các NHTM trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung và NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang nói riêng đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế, đa dạng hóa và mở rộng các phương thức thanh toán như nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, Trong đó, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ chủ yếu, phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế và là nguồn thu ngoại tệ rất lớn đối với các ngân hàng thương mại nói chung.

    Tuy nhiên, tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ rất phức tạp, nó đòi hỏi phải được đầu tư thích đáng về nghiệp vụ và công nghệ. Thực tế cho thấy, tín dụng chứng từ không phải là phương thức tránh được hoàn toàn rủi ro đối với các bên tham gia, nó vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây thiệt hại về tài chính và uy tín không chỉ cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu mà cho cả các ngân hàng có liên quan. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ là một việc làm cần thiết mà các NHTM nói chung và Sacombank nói riêng, cũng như các doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng và quan tâm.

    Trong những năm qua, Sacombank An Giang đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, triển khai nhiều điểm giao dịch ngoài giờ nhằm gia tăng tiện ích và đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng, đồng thời Sacombank An Giang cũng đã thực hiện và triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, việc vận dụng và nâng cao hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng gặp không ít những khó khăn. Vì vậy, qua thời gian thực tập tại Sacombank An Giang, tôi đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank Chi nhánh An Giang” cho bài nghiên cứu của mình.


    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank An Giang. Từ đó, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ cho Sacombank An Giang trong thời gian tới.


    3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Chi nhánh Sacombank An Giang

    - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của Sacombank An Giang, số liệu phân tích trong đề tài từ năm 2009 – 2011.


    4. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp thu thập dữ liệu

    Dữ liệu được thu thập thông qua các số liệu thống kê về hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank An Giang, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết của bộ phận kinh doanh ngoại hối, các số liệu cung cấp trên website của Sacombank và ý kiến đánh giá của các nhân viên ở bộ phận thanh toán quốc tế của Sacombank An Giang.

    Phương pháp phân tích dữ liệu

    Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý thông qua các phương pháp: tổng hợp, so sánh và thống kê mô tả.


    5. Ý nghĩa

    Nghiên cứu mang đến một cái nhìn tổng quan về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại, nên kết quả của nghiên cứu sẽ trực tiếp giúp cho các đối tượng có quan tâm nắm bắt được thực trạng của hoạt động này ở một ngân hàng cụ thể. Bên cạnh đó, kết quả của đề tài và một số giải pháp đề xuất sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ của Sacombank An Giang. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tương tự ở các ngân hàng và hoạt động khác có liên quan trong lĩnh vực của đề tài nghiên cứu.


    6. Kết cấu của bài nghiên cứu

    Bài nghiên cứu này được chia làm 5 chương:

    Chương 1: Mở Đầu.

    Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết.

    Chương 3: Giới Thiệu Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN An Giang.

    Chương 4: Thực Trạng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức TDCT tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh An Giang.

    Chương 5: Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động TTQT Bằng Tín Dụng Chứng Từ Tại Sacombank An Giang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...