Luận Văn Phân tích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại bidv cần thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CẦN THƠ


    GIỚI THIỆU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu:
    Với mọi quốc gia, tiền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phương thức thanh toán không thể thiếu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, con người sống trong một “thế giới phẳng” thì các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về không gian và thời gian.
    Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt có thể dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như: chi phí xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (in, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm ) là rất tốn kém; dễ bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế ; Vấn đề an ninh luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (tham nhũng, rửa tiền ) và tạo môi trường thuận lợi cho việc lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và an ninh quốc gia.
    Từ đó, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời (séc, thẻ, ủy nhiệm thu/chi ) và được gọi chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Đối với tình hình nước ta hiện nay, việc tìm hiểu và nắm bắt để thực hiện hiệu quả các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành nhu cầu bức thiết, song hành chặt chẽ với sự phát triển của xã hội.
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:
    Để thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một trong những định hướng quan trọng của Đảng và Chính phủ là phát triển phương thức TTKDTM thông qua việc triển khai Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, đưa ra các giải pháp đồng bộ giúp thúc đẩy hoạt động này phát triển.
    Trong đó, Ngân hàng đóng một vai trò chủ chốt, có tầm quan trọng đặc biệt chi phối tiến trình này. Mặt khác, TTKDTM là một nghiệp vụ phức tạp và đa dạng, còn nhiều đòi hỏi cần nghiên cứu để đảm bảo cho hoạt động này thực hiện thông suốt, nhanh chóng tiện lợi và an toàn.
    Chính vì thế em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNTP CẦN THƠ”, để góp phần thúc đẩy hoạt động TTKDTM của Chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung:
    Phân tích và đánh giá hoạt động của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ, để tìm ra giải pháp khắc phục và phát triển hoạt động này.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
    a) Dựa vào số liệu thu thập qua 3 năm 2007-2009 để phân tích kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ.
    b) Phân tích những thuận lợi và thách thức Ngân hàng gặp phải khi áp dụng các hình thức thanh toán này.
    c) Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
    1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    - Mức độ tăng trưởng của thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ?
    - Các yếu tố nào tác động đến công tác TTKDTM của Ngân hàng?
    -Giải pháp mở rộng hoạt động TTKDTM nào là phù hợp với điều kiện hiện tại của Ngân hàng?
    - Cần có những giải pháp nào để nâng cao công tác TTKDTM của Ngân hàng?
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1 Không gian nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu về kết quả hoạt động của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vào hoạt động thương mại trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ.
    1.4.2. Thời gian nghiên cứu:
    Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2010.
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:
    Các số liệu về bảng kết quả hoạt động, các số liệu về thanh toán của Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ qua các năm 2007, 2008, 2009.
    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
    1.5.1. Đàm Thị Thanh Hương, “Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng-Thực trạng và giải pháp”-Luận văn tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, 2006.
    Tóm tắt nội dung: mô tả, khái quát về công tác TTKDTM cũng như tình hình hoạt động, thực hiện công tác này tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng và một số kiến nghị, giải pháp giúp phát triển công tác.
    Kết quả: Đề tài đã làm rõ được thực trạng hoạt động TTKDTM diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng, đồng thời nêu được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả các phương thức TTKDTM.
    1.5.2. Đinh Tuấn Kiên, “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình”-Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003.
    Tóm tắt nội dung: khái quát tình hình tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình. Phân tích hoạt động TTKDTM và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các phương thức TTKDTM.
    Kết quả: Qua đề tài, hiệu quả công tác TTKDTM tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình đã được làm rõ, cũng như nhiều biện pháp đã được đề ra nhằm mục tiêu nâng cao và phát huy công tác TTKDTM.
    1.5.3. Lê Thị Tuyết Mai, “Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ”-Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, 2009.
    Tóm tắt nội dung: phân tích hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế đang diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
    Kết quả: Qua những nghiên cứu được trình bày trong đề tài, tác giả đã khái quát được hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ từ năm 2006-2008. Trong 3 năm trên, hoạt động này không ngừng phát triển, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 116 triệu USD với 3 phương thức giao dịch chủ yếu là L/C, chuyển tiền và nhờ thu.
    Trong đó, L/C chiếm giá trị giao dịch lớn nhất (87 triệu USD năm 2008), theo sau là chuyển tiền (16 triệu USD) và nhờ thu (13 triệu USD). Trung bình 3 năm, giao dịch bằng L/C chiếm khoảng 72% trong cơ cấu thanh toán quốc tế, chuyển tiền chiếm xấp xỉ 16%, cuối cùng là nhờ thu với khoảng 12%.
     
Đang tải...