Luận Văn Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện Dinh dưỡng và trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập
    Đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện Dinh dưỡng và trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng


    Mục lục
    Nội dung Trang
    Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp .4
    1.1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của Viện Dinh Dưỡng .5
    1.2. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Thực phẩm
    Dinh dưỡng . 7
    1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa chủ yếu 7
    1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Trung tâm . 9
    1.5. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm 11
    Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Trung tâm 14
    2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing . 15
    2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương 24
    2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định .30
    2.4. Phân tích chi phí và giá thành 34
    2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 40
    Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp . 51
    3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 52
    3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp . 53


    LỜI NÓI ĐẦU
    Việc Nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự
    điều tiết của Nhà nước từ năm 1989 đã làm cho nền kinh tế nước ta chuyển sang một bước
    ngoặt mới. Chính sách khuyến khích hoạt động của các thành phần kinh tế khác nhau cùng
    tham gia cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các cơ sở, các doanh nghiệp, các thương nhân phải
    không ngừng đầu tư theo chiều rộng, chiều sâu vào sản xuất và kinh doanh để chiếm lĩnh thị
    trường trong nước và để vươn rộng ra các thị trường trong khu vực và trên thế giới.
    Chính sách đó cho đến nay còn tác động đến hệ thống các tổ chức khoa học công nghệ
    công lập. Một hệ thống vẫn được Nhà nước bao cấp từ trước đến nay. Nghị định
    115/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu
    trách nhiệm áp dụng đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập ra đời có thể coi là
    bước ngoặt lớn trong đổi mới cơ chế tổ chức, quản lý và hoạt động của hệ thống tổ chức khoa
    học và công nghệ của nhà nước, nhằm mục đích nâng cao quyền tự chủ, chủ động, sáng tạo,
    trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học & công nghệ, nâng cao khả năng
    ứng dụng thành quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư cho
    khoa học và công nghệ, và tăng khả năng thu nhập cho cán bộ công chức.
    Viện Dinh dưỡng là một đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập
    tự năm 1980 với chức năng, nhiệm vụ chính nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và cơ cấu bữa ăn
    người Việt Nam, đề xuất cho Nhà nước các biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa
    bệnh phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước từng
    giai đoạn; phân tích giá trị dinh dưỡng của thực phẩm; nghiên cứu vệ sinh ăn uống, kiểm
    nghiệm thực phẩm. Bên cạnh công tác phát triển hoạt động nghiên cứu, nhằm hiện thực hóa
    các công trình nghiên cứu tại cộng đồng, các hoạt động phát triển sản xuất sản phẩm dinh
    dưỡng cũng được ban lãnh đạo Viện quan tâm. Trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng ra đời
    nhăm đáp ứng yêu cầu thực tiễn này.
    Trong khuôn khổ báo cáo này, em xin tập trung vào tình hình sản xuất kinh doanh tại
    Trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng, với mong muốn vận dụng các kiến thức quản lý kinh tế đã
    được học để phân tích tình hình hoạt động của chính đơn vị mình đang làm việc. Báo cáo thực
    tập của em được chia thành ba phần với bố cục được trình bày như sau:
    Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Viện Dinh dưỡng và trung tâm Thực phẩm
    dinh dưỡng
    Phần 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm.
    Phần 3: Đánh giá chung và lựa chọn đề tài tốt nghiệp.


    PHẦN 1
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN DINH DƯỠNG &
    TRUNG TÂM THỰC PHẨM DINH DƯỠNG
    1.1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của Viện
    Dinh dưỡng
    1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của Viện Dinh dưỡng
    Viện Dinh Dưỡng được thành lập theo Quyết định số 181/CP ngày 13/06/1980 của
    Hội đồng Chính phủ. Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30/11/1998 của Thủ
    tướng Chính phủ đã xếp Viện Dinh Dưỡng là một trong 6 viện toàn quốc của ngành y
    tế. Viện được giao các nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và cơ cấu bữa ăn
    người Việt Nam, đề xuất cho Nhà nước các biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng
    bệnh, chữa bệnh phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội
    của đất nước từng giai đoạn; phân tích giá trị dinh dưỡng của thực phẩm; nghiên cứu
    vệ sinh ăn uống, kiểm nghiệm thực phẩm; dinh dưỡng điều trị và đồng thời đào tạo cán
    bộ dinh dưỡng cho đất nước.
    Tên tổ chức: - Tên tiếng Việt: Viện Dinh Dưỡng
    - Tên tiếng Anh: National Institute of Nutrition
    - Tên viết tắt tiếng Anh: NIN
    Loại tổ chức: Sự nghiệp có thu.
    Địa chỉ: Số 48b phố Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 04. 39717090; 04.3 9713784
    Fax: 84-4-39717885
    Website: nutrition.org.vn
    Email: [email protected]
    Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế
    Cơ quan quyết định và ngày tháng năm thành lập: Theo Quyết định số 181/CP
    ngày 13/06/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ).
    Mã số thuế kinh doanh: 0101388163
    Tổng tài sản (tính đến 12/2009): 34.142.735.000đ
    - Cơ cấu cán bộ, viên chức và người lao động khác
    o Tổng số cán bộ, viên chức của Viện: 157 người (đến 7/2009)
    o Biên chế 131 người
    o Hợp đồng lao động 26 người.
    - Diện tích đất được giao sử dụng
    o Diện tích đất Viện đang sử dụng: 2.293,6 m2 (chưa được cấp giấy chứng nhận
    quyền sử dụng đất).
    o Diện tích đất xây dựng nhà: 1.458,8 m2
    - Diện tích nhà làm việc: gồm 3 khối nhà
    o Diện tích sàn xây dựng: 4.843,4 m2
    o Nguyên giá nhà: 6.028.002.000đ
    o Nguyên giá vật kiến trúc: 184.826.000đ
    1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
    Sự ra đời của Viện Dinh dưỡng đánh dấu một mốc quan trọng đối với ngành
    dinh dưỡng Việt Nam. Các Viện trưởng qua các thời kỳ gồm có GS. Từ Giấy - Thầy
    thuốc nhân dân, Anh hùng Lao động (1980-1993); GS, TSKH Hà Huy Khôi -Nhà giáo
    Nhân dân (1993-2003); PGS, TS. Nguyễn Công Khẩn-Thầy thuốc ưu tú (2003-2008)
    và hiện nay là PGS.TS Lê Thị Hợp-Thầy thuốc ưu tú.
    Các kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong triển khai chiến lược quốc gia về
    dinh dưỡng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và các can thiệp đặc
    hiệu khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...