Luận Văn Phân tích hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN GIỚI THIỆU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Hiện nay, các công ty muốn đưa hàng hóa hay dịch vụ ra thị trường thành công, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng thì họ phải trải qua một quá trình dài. Quá trình đó không đơn giản chỉ là sản xuất rồi mang đi tiêu thụ. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu chưa được thỏa mãn. Khi nhu cầu đã được xác định, các chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối sẽ được các doanh nghiệp thực hiện để sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng và nhanh chống. Nhưng các chiến lược trên có tốt đi chăng nữa nếu như khách hàng của chúng ta chưa có bất kì một thông tin nào về sản phẩm, về công ty thì cũng thật khó để công ty có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường năng động và đầy cạnh tranh như hiện nay. Chính vì vậy các chiến lược chiêu thị nhằm cung cấp thông tin cho thị trường là không thể thiếu. Và một trong những công cụ hiệu quả để truyền tải thông tin, thu hút, thuyết phục khách hàng, thúc đẩy hoạt động bán hàng là hoạt động quảng cáo, một vũ khí sắc bén nhằm thu hẹp khả năng mở rộng thị trường của đối thủ cạnh tranh và đánh bại các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mà mình hoạt động. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là quảng cáo như thế nào? Quảng cáo ở đâu? Quảng cáo cho đối tượng nào là hiệu quả? . Hơn nữa các công ty hoạt động trong ngành quảng cáo ở nước ta còn tồn tại nhiều bất cập. Đa phần các công ty chỉ gia công phần phụ các chương trình quảng cáo, còn việc thiết kế các chiến lược quảng cáo, thông điệp quảng cáo do các công ty nước ngoài thực hiện. Hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đứng trước tình trạng tự phát, yếu kém về nhân lực, trình độ, lệ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy mà đề tài “Phân tích hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng về hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp hiện nay, và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tạo lợi ích cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội.




    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1 Mục tiêu chung
    Phân tích hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo cho các doanh nghiệp.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích thực trạng về hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
    - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động quảng cáo.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1 Phương pháp thu thập số liệu
    Phương pháp thu thập số liệu: thu thập thông tin và số liệu thứ cấp từ Internet, trang Web của Hiệp Hội Quảng Cáo, sách báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    3.2 Phương pháp phân tích số liệu
    Phương pháp xử lý dữ liệu: sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin và số liệu thứ cấp để đưa ra cách đánh giá, đưa ra giải pháp để giải quyết khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1 Thời gian
    - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2008 đến năm 2010.
    4.2 Không gian
    - Địa bàn nghiên cứu: Việt Nam.
    4.3 Đối tượng nghiên cứu
    Hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp ở Việt Nam.






    ****
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận
    kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng qua các năm gần đây, hoạt động kinh tế cũng trở nên sôi động và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên gay gắt. Để có cạnh tranh và đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều cho hoạt động quảng cáo. Hằng năm, tổng ngân sách trung bình chi cho quảng cáo là hàng trăm triệu USD cho nhiều hoạt động quảng cáo khác nhau, từ quảng cáo truyền hình, báo in cho đến internet Trong đó, quảng cáo trên truyền hình luôn được đầu tư mạnh mẽ hơn 70% ngân sách mỗi năm. Nội dung và hình thức quảng cáo ngày càng đa dạng và đặc sắc, thu hút người xem nhiều hơn. Nhưng bên cạnh đó nó vẫn tồn tại một số bất cật như sự quá tải đã làm các quảng cáo bị nhiễu thông tin. Thị trường quảng cáo trong nước cũng có tốc độ tăng trưởng mạnh, doanh thu ngành luôn tăng qua các năm, đây cũng là một dấu hiệu khả quang cho ngành quảng cáo Việt Nam. Nhưng trong ngành quảng cáo, các công ty quảng cáo Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần, đa số là thực hiện các công đoạn gia công quảng cáo, trình độ chuyên môn còn thấp Qua thực trạng này các tổ chức, ban ngành đoàn thể cần có những biện pháp để đưa hoạt động quảng cáo của Việt Nam đi lên, tiến theo sự phát triển của quảng cáo thế giới.
    2.Kiến nghị
    2.1 Đối với doanh nghiệp
    Thị trường quảng cáo là một thị trường hấn dẫn và đầy tìm năng phát triển, hiện nay hầu hết các công ty từ công ty tư nhân cho đến những công ty cổ phần hay những tập đoàn lớn họ đều chú trọng đến hoạt động quảng cáo cho công ty. Tùy vào khả năng của mỗi công ty mà mức chi cho ngân sách quảng cáo là khác nhau. Hơn nữa ngành quảng cáo của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh với doanh thu gần 1 tỷ USD, nhưng các doanh nghiệp trong nước chỉ nắm có 20% thị phần, phần còn lại chủ yếu do công ty nước ngoài nắm giữ. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam thiếu nguồn nhân lực có trình độ và vốn. Chính vì vậy các doanh nghiệp trong ngành quảng cáo nên có kế hoạch đầu tư hơn nữa cho nâng cao trình độ quảng cáo của doanh nghiệp, quan tâm đến việc đầu tư công nghệ phục vụ cho ngành quảng cáo, mở rộng hoạt động thêm nữa vào lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế quảng cáo, tạo thế đứng cho doanh nghiệp của mình trong ngành, có như thế ngành quảng cáo nước nhà mới có cơ hội phát triển.
    2.2 Đối với hiệp hội quảng cáo Việt Nam
    Quảng cáo là ngành đòi hỏi đầu tư chí tuệ nhiều, thu hút nhiều nguồn lao động. Chính vì vậy nó cần Hiệp hội ra mắt sẽ là người bảo vệ quyền lợi cho các hội viên, đại diện cho các nhà kinh doanh quảng cáo, là cầu nối với Chính phủ và các cơ quan quản lý để làm sao cho ngành quảng cáo được mở rộng và phát triển.
    Hiệp Hội Quảng Cáo Việt Nam nên hội nhập với khu vực Châu Á và Thế giới, thông qua các tổ chức này, sự chuyển giao kinh nghiệm, cách thức quản lý, nguồn nhân lực, công nghệ sẽ làm cho ngành quảng cáo Việt Nam nhanh chóng phát triển về chất. khi đó ta có thể học hỏi quảng cáo hay của khu vực châu Á, chuyên gia tham dự và chia sẻ những kinh nghiệm thành công. Sự kiện như vậy rất cần có ở Việt Nam, và chỉ có Hiệp Hội Quảng Cáo mới có thể tổ chức được vì họ có đủ chức năng tranh thủ sự ủng hộ của nhà nước và doanh nghiệp trong ngành.
    Hiệp hội cần huy động các nguồn lực xã hội xây dựng chương trình học bổng ở nước ngoài cho các tài năng trẻ, họ sẽ là nguồn lực hạt nhân cho quá trình phát triển ngành quảng cáo tại Việt Nam góp phần xây dựng được một đội ngũ nhân lực ngành quảng cáo có đẵng cấp quốc tế, vươn lên trở thành một quốc gia có trình độ cao trong thiết kế mỹ thuật công nghiệp, sáng tạo, và quảng cáo .
    Ngoài ra, đứng vai trò là tổ chức đầu ngành, hiệp hội nên thúc đẩy sự đầu tư của các doanh nghiệp cho ngành quảng cáo, một ngành kinh tế tri thức và đóng góp rất lớn trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu không chỉ của các sản phẩm, mà còn cả thương hiệu quốc gia. Hàng năm ngành này còn thu nhận và giải quyết rất nhiều việc làm cho xã hội, vì vậy một giải pháp phát triển toàn diện cho ngành này là cần thiết. Một mặc là giúp chính phủ có thể quản lý ngành này hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới, mặc khác giúp cho ngành này có được sự đầu tư và phát triển phù hợp với nhu cầu quảng bá và xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, trong bối cảnh cạnh tranh và quảng cáo như là một công cụ tất yếu.
    2.2 Đối với nhà nước
    Với những lợi thế và khó khăn đang tồn tại hiện nay, ngành quảng cáo cần có những giải pháp cụ thể để ngành có thể phát triển bền vững, và những chính sách từ các cơ quan nhà nước là sự hổ trợ đắt lực cho việc thực hiện những giải pháp này.
    Các công ty quảng cáo đang bị chèn ép từ nhiều công ty nước ngoài ngay tại thị trường nhà, họ hơn về về doanh sô về trình độ và kĩ thuật. Vì vậy các cơ quan ban ngành cần có chính sách đầu tư và qui hoạch rõ ràng để có thể gia tăng năng lực cạnh tranh cho ngành quảng cáo trong nước, các nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu sâu hơn về bản chất, tính chuyên nghiệp cũng như đóng góp của quảng cáo đối với kinh tế để đưa ra những quyết định sát thực hơn. Có những chính hổ trợ, bảo hộ ngành quảng cáo, chính sách thu hút nguồn nhân lực để đáp ứng cho tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành.
    Miễn giảm Thuế để các doanh nghiêp có cơ hội đầu tư vào ngành nhiều hơn. Thúc đẩy hơn nữa vai trò của hiệp hội quảng cáo cấp quốc gia (Hiệp Hội Quảng Cáo VIệt Nam) và các hiệp hội quảng cáo địa phương nơi có nền kinh tế diễn ra sôi động. Nhà nước cần có những chính sách luật quảng cáo để chi phối toàn ngành, và luật quảng cáo liên quan luật báo chí, luật xuất bản, thương mại, doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, công ước quốc tế để khắc phục tình trạng ăn cấp bản quyền quảng cáo.




    Luận văn chia làm 3 chương, dài 43 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...