Luận Văn Phân tích hoạt động phân phối sỉ tại Metro Cash and Carry Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận . 3
    1/ Khái niệm phân phối . 3
    2/ Tầm quan trọng của phân phối trong doanh nghiệp . 3
    3/ Chức năng của hệ thống phân phối . 4
    4/ Vai trò của trung gian trong hệ thống phân phối 5
    5/ Cấu trúc kênh phân phối . 7
    6/ Cách thức tổ chức của hệ thống phân phối 14
    6.1. Hoạt động của kênh phân phối 14
    6.2. Mâu thuẫn phát sinh trong hệ thống phân phối . 22
    CHƯƠNG II: Phân tích hoạt động phân phối sỉ tại Metro Cash and Carry

    Việt Nam . 27
    1/ Giới thiệu về công ty TNHH Metro Cash and Carry Việt Nam . 27
    2/ Lịch sử hình thành và phát triển Metro cash anh cary Việt Nam 27
    3/ Phương châm hoạt động của công ty . 30
    4/ Cơ cấu tổ chức của công ty 32
    5/ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty . 34
    6/ Metro Cash & Carry: Chiến lược mở rộng toàn diện tại Việt Nam 43
    CHƯƠNG 3: Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống phân phối và kết luận của nhóm 52
    1.Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống phân phối của công ty 52
    2.Kết luận 53
    KẾT LUẬN














    Chương I: Cơ sở lý luận
    1/ Khái niệm phân phối
    a/ Khái niệm phân phối
    Phân phối là tiến trình chuyền đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các thành viên trung gian bằng nhiều phương thức hoạt động khác nhau.
    Cùng với thương hiệu, hệ thống phân phối chính là tài sản của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo việc cung cấp các sản phẩm của công ty đến khách hàng một cách nhanh nhất, ổn định nhất và hiệu quả nhất. Hay nói một cách khác, “bản chất” của phân phối là “nghệ thuật” đưa sản phẩm ra thị trường.
    2/ Tầm quan trọng của phân phối trong doanh nghiệp
    Người ta ví nếu doanh nghiệp giống như thân cây, thì hệ thống phân phối là bộ rễ nuôi sống và phát triển doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc duy trì và phát triển hệ thống phân phối sao cho hiệu quả là vấn đề cốt lõi.
    Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì, với giá bao nhiêu mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào ? Đây chính là chức năng của kênh phân phối, chức năng này được thực hiện thông qua mạng lưới kênh tiêu thụ của doanh nghiệp.
    Các kênh phân phối tạo lên lợi thế cạnh tranh phân biệt giữa các doanh nghiệp. Phát triển một chiến lược phân phối thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay là một công việc hết sức khó khan, phức tạp. Việc đạt được lợi thế ưu việt về sản phẩm ngày càng trở lên khó khăn. Các chiến lược cắt giảm giá không chỉ nhanh chóng và dễ dàng bị sao chép bởi các đối thủ cạnh tranh mà còn dẫn đến sự giảm sút hoặc bị mất khả năng có lợi nhuận . Các chiến lược quảng cáo và xúc tiến sang tạo thường chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và mất khả năng trong dài hạn. Vì thế tập trung sự chú ý nhiều hơn vào các kênh phân phối là một cơ sở cho sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường.
    Hàng ngàn công ty đang thấy rằng để cạnh tranh thành công họ không phải chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải làm cho chúng có ở đúng địa điểm , thời gian và phương thức mà người tiêu ùng mong muốn. Chỉ có qua việc tổ chức và quản lý kênh phân phối khoa học những khả năng này mới có thể được thực hiện.
    3/ Chức năng của hệ thống phân phối
    Hệ thống phân phối giúp hàng hóa lưu thông từ các nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Nhờ đó khắc phục được những khoảng cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu giữa người tiêu dùng với các sản phẩm (hay dịch vụ). Những thành viên của hệ thống phân phối thực hiện một số chức năng chủ yếu sau:
    · Thông tin : Thu thập thông tin cần thiết để họach định marketing và tạo thuận tiện cho sự trao đổi sản phẩm và dịch vụ.

    · Cổ động : Triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.
    · Tiếp xúc : Tìm ra và truyền thông đến khách hàng tương lai.
    · Cân đối : Định dạng nhu cầu và phân phối sản phẩm thích ứng với nhu cầu của khách hàng. Việc này bao gồm những họat động như sản xuất, xếp hàng, tập hợp và đóng gói.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...