Chuyên Đề phân tích hoạt động marketing của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phân tích hoạt động marketing của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
    LỜI MỞ ĐẦU

    Mỗi quốc gia tồn tại và phát triển ổn định không thể tách rời hoạt động thương mại quốc tế (TMQT). Giữa các quốc gia, sự trao đổi của thương mại quốc tế (TMQT) thông qua hành vi mua bán, hay là hành vi kinh doanh xuất nhập khẩu, hành vi mua bán này phản ánh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia.
    Thương Mại Quốc Tế (TMQT) mang tính chất sống còn cho mỗi quốc gia vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, phát huy được lợi thế so sánh của một quốc gia so với các nước khác. TMQT tạo tiền đề cho quá trình phân công lao động xã hội một cách hợp lý và tạo nên sự chuyên môn hoá trong nền sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của nhiều ngành.
    Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng của quá trình tài sản xuất xã hội, nó làm thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm và làm thay đổi lượng hàng hoá lưu thông giữa các quốc gia. Bởi vậy, quan hệ mua bán quốc tế đã xuất hiện và trở nên quan trọng ở Việt Nam. Từ một nước nhập siêu mà chủ yếu qua con đường viện trợ thì nay Việt Nam đã vươn lên thành nước xuất khẩu và tiến tới cân bằng cán cân xuất nhập khẩu.
    Trong sự lớn mạnh của lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của đất nước các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu (XNK) đóng vai trò rất quan trọng vì đó là các doanh nghiệp cấu thành nên hoạt động Xuất Nhập Khẩu (XNK) của Việt Nam . Trong bối cảnh đó công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội đã đang và sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình mở rộng và tăng cường hiệu quả kinh tế -xã hội, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
    Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực kinh doanh Xuất Nhập Khẩu(XNK), cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy cô và cô chú của công ty , em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “phân tích hoạt động marketing của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội’’
    Bản chuyên đề của em gồm ba chương chính sau
    Chương I: Lý luận chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và Marketing xuất khẩu.
    Chương II: Thực trạng tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội trong thời gian qua (1994-1998).
    Chương III: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần XNK Nam Hà Nội.
    Để hoàn thành bản chuyên đề này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình sự giúp đỡ nhiệt tình của cô chú trong công ty cổ phần XNK Nam Hà Nội. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 3
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3
    I. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ(TMQT) VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ CỦA MỖI QUỐC GIA 3

    1. Sự tồn tại khách quan của thương mại quốc tế (TMQT) 3
    2. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu 6
    3. Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu 6
    4. Chức năng, nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh xuất khẩu 7
    5. Vai trò của kinh doanh xuất khẩu 9
    II. CƠ SỞ CỦA XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU 10
    1. Cơ sở của xuất khẩu 10
    2. Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu 11
    III. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH CHỦ YẾU CỦA MARKETING XUẤT KHẨU 11
    1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu 12
    2. Xác định chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu 15
    3. Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường xuất khẩu 17
    4. Quyết định về sản phẩm và giá cả 18
    5. Đàm phán giao dịch và ký kết hợp đồng 19
    6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 22
    IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU 24
    1. Yếu tố kinh tế 24
    2. Yêu tố về văn hoá - xã hội 25
    3. Môi trường luật pháp và chính trị. 25
    4. Môi trường cạnh tranh 25
    5. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp xuất khẩu 25
    CHƯƠNG II 27
    THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA(1994-1998) 27

    I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA (1994-1998) 27
    1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới 27
    2. Quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam với nước ngoài 28
    3. Khái quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam từ 1994-1998 29
    4. Những nội dung chủ yếu của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu đến năm 2020 32
    II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI 32
    1. Quá trình hình thành và phát triển 32
    2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty SIMEX 34
    3. Đặc điểm và nội dung hoạt động kinh doanh của công ty SIMEX 36
    III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK NAM HÀ NỘI (1994-1998) 37
    1. Tình hình về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật 37
    2. Tổ chức hoạt động xuất khẩu của công ty 37
    3. Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty SIMEX từ 1994-1998 41
    4. Chính sách sản phẩm xuất khẩu 43
    5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 46
    6. Chính sách kênh phân phối hàng xuất khẩu của công ty SIMEX 49
    7. Thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của công ty SIMEX 50
    IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SIMEX 51
    1. Những ưu điểm cần phát huy 51
    2. Nhược điểm khó khăn còn tồn tại trong tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu ở công ty SIMEX 53
    CHƯƠNG III 56
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI 56

    I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY 56
    1. Mục tiêu phát triển 56
    2. Phương hướng phát triển của công ty 57
    II. CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY SIMEX 57
    1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 57
    2. Lựa chọn thị trường mục tiêu, xác định chiến lược kinh doanh và chính sách Marketing 58
    3. Nâng cao hiệu quả trong công tác giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu 62
    4. Ký kết hợp đồng xuất khẩu 63
    5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 63
    6. Các biện pháp về vốn 65
    7. Giải pháp về cơ cấu tổ chức cán bộ 66
    III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 66
    1. Chính sách xuất khẩu 66
    2. Biểu thuế xuất khẩu 67
    3. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại, tăng cường hoạt động của các văn phòng xúc tiến hiện có 67
    4. Quan tâm, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên gia có năng lực 68
    KẾT LUẬN 69
    MỤC LỤC 70
     
Đang tải...