Luận Văn Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Chư Sê

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi taitailieu_17, 10/3/12.

  1. webtailieu.org_17

    Bài viết:
    93
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG x
    DANH MỤC CÁC HÌNH xi
    CHƯƠNG 1.Mở đầu 1
    1.1. Sự cần thiết của đề tài 1
    1.2.Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2
    1.2.1.Mục tiêu 2
    1.2.2.Nội dung nghiên cứu 2
    1.3.Phạm vi nghiên cứu 2
    1.3.1.Phạm vi thời gian 2
    1.3.2.Phạm vi không gian 2
    1.4.Cấu trúc luận văn 2
    CHƯƠNG 2. Tổng quan 4
    2.1.Khái quát về cây cao su 4
    2.2.Giới thiệu về công ty TNHH MTV cao su Chư Sê 5
    2.2.1.Giới thiệu khái quát về mặt pháp lý 5
    2.2.2.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 5
    2.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH một thành viên cao su Chư Sê 7
    2.3.1.Tổ chức bộ máy quản lý 7
    2.3.2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty 8
    2.4.Tình hình cơ bản tại công ty 11
    2.4.1.Tình hình lao động 11
    2.4.2.Hiệu quả sản xuất của công ty 2009-2010 13
    2.5. Mục tiêu kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2015 15
    CHƯƠNG 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 17
    3.1.Cơ sở lý luận 17
    3.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 17
    3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 19
    3.1.3.Những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động SXKD 19
    3.2.Phương pháp nghiên cứu 22
    3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu 22
    3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu. 22
    CHƯƠNG 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 24
    4.1.Phân tích thị trường 24
    4.1.1.Nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới 24
    4.1.2.Tình hình cung ứng cao su thiên nhiên trên thế giới 26
    4.1.3.Giá cao su 28
    4.1.4.Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam 29
    4.2.Phân tích những tác động của môi trường 30
    4.2.1. Môi trường tự nhiên 30
    4.2.2. Môi trường chính trị 30
    4.2.3. Môi trường văn hoá xã hội 31
    4.2.4. Môi trường khoa học công nghệ 33
    4.2.5. Môi trường kinh tế 33
    4.3.Phân tích môi trường cạnh tranh 35
    4.4.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ 38
    4.4.1.Nguồn nhân lực 38
    4.4.2.Tình hình nguyên liệu 40
    4.4.3.Tình hình tài sản và nguồn vốn 41
    4.4.4. Hoạt động Marketing 42
    4.4.5.Tình hình tiêu thụ của công ty 47
    4.4.6. Nghiên cứu và phát triển (R&D) 48
    4.4.7.Tổ chức 49
    4.4.8.Hệ thống thông tin 50
    4.5.Phân tích các chỉ số tài chính 50
    4.5.1.Phân tích khả năng thanh toán 50
    4.5.2.Các chỉ tiêu về hiệu suất 51
    4.6. Phân tích ma trận SWOT 52
    4.7.Các biện pháp đề xuất thực hiện 55
    4.7.1.Cơ sở đề xuất 55
    4.7.2.Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 56
    CHƯƠNG 5. Kết luận và kiến nghị 59
    5.1 Kết luận 59
    5.2 Kiến nghị 60
    5.2.1.Đối với tập đoàn công nghiệp cao su 60
    5.2.2.Về phía chính quyền địa phương 60
    5.2.3.Về phía Công ty 60


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Sự cần thiết của đề tài

    Hiện nay, Việt Nam là một thành viên của WTO. Do đó, các doanh nghiệp trong nước càng có nhiều cơ hội cũng như thử thách hơn trong kinh doanh. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế ngày càng hội nhập thì cần phải năng động, đổi mới công nghệ, vững mạnh về tài chính đặc biệt là phải xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy mọi điểm mạnh, tận dụng mọi cơ hội, hạn chế tối đa các điểm yếu, đẩy lùi mọi nguy cơ trong thị trường chung với các nước trên thế giới.
    Một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động có hiệu quả thì ngoài đặc điểm của ngành và uy tín của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự quản lý đúng đắn và phù hợp. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra công ty phải tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong những năm qua để từ đó có thể vạch ra những kế hoạch cho năm tiếp theo. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong như: nguồn lao động, nguyên liệu, tài chính Công ty phải quan tâm các điều kiện tác động bên ngoài như thị trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh trên cơ sở đó dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa.
    Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê là một thành viên của tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Trong những năm qua công ty đã có những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời đóng góp nhiều lợi ích về mặt xã hội tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân tại địa bàn huyện Chư Sê, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công ty cần nhìn nhận, đánh giá, phân tích lại tình hình sản xuất kinh doanh nhằm thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn, từ đó đưa ra những giải pháp kinh doanh thích hợp giúp công ty đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
    Xuất phát từ thực tế đó, qua thời gian tìm hiểu hoạt động sản xuất tại công ty tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê”.
    1.2.Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
    1.2.1.Mục tiêu
    Mục tiêu chung
    Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê qua 2 năm 2009-2010.
    Mục tiêu cụ thể
    - Tìm hiểu kết quả hoạt động sản xuất của công ty qua 2 năm 2009-2010.
    - Phân tích môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
    1.2.2.Nội dung nghiên cứu
    Thông qua các phòng ban liên quan tìm hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
    1.3.Phạm vi nghiên cứu
    1.3.1.Phạm vi thời gian
    Thời gian thực hiện đề tài từ 01/03/2011-01/05/2011
    1.3.2.Phạm vi không gian
    Địa điểm: Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
    1.4.Cấu trúc luận văn
    Luận văn gồm 5 chương
    Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trức luận văn.
    Chương 2: Khái quát về cây cao su và những sản phẩm từ cây cao su. Giới thiệu về công ty TNHH một thành viên cao su Chư Sê, tổ chức bộ máy quản lý, tình hình cơ bản và mục tiêu kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2015.
    Chương 3: Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài bao gồm: Bản chất, ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mục đích, nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.
    Chương 4: Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, môi trường cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty qua 2 năm 2009-2010. Đưa ra các công cụ và biện pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Chương 5: Kết luận và kiến nghị

    ****

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    5.1 Kết luận

    Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê là công ty thành viên thuộc tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, là đơn vị có quy mô ngày càng mở rộng. Với sự nổ lực của Ban lãnh đạo công ty và CBCNV hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây luôn đạt hiệu quả cao, doanh thu năm sau tăng so với năm trước. Công ty đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ: sản lượng khai thác tăng lên, giữ vững được thị trường truyền thống, hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đảm bảo được cuộc sống cho toàn thể công ty. Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, công ty luôn quan tâm xây dựng các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp cùng có lợi với các đơn vị kinh tế trong ngành cũng như các ngành khác, tạo nên sự phát triển giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương và khu vực. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển ngành cao su trong cả nước.
    Qua quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu và phân tích đánh giá môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, môi trường cạnh tranh tôi đã đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Những biện pháp này giúp công ty gia tăng sức cạnh tranh, giữ vững thị phần, mở rộng thị trường.
    Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty cần mở rộng quy mô sản xuất, hoàn thiện bộ máy tổ chức và tăng cường công tác quản lý chất lượng hoạt động chế biến.


    5.2 Kiến nghị
    5.2.1.Đối với tập đoàn công nghiệp cao su
    Tập đoàn công nghiệp cao su cần hỗ trợ công ty trong vấn đề áp dụng dây chuyền sản xuất mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ các thông tin về thị trường như giá cao su trên thị trường, nguyên liệu đầu vào
    Tập đoàn cần tạo điều kiện để công ty được mở rộng kinh doanh vào các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, tham gia góp vốn vào các dự án có hiệu quả kinh tế cao.
    5.2.2.Đối với chính quyền địa phương
    Hiện nay công ty sử dụng khoảng 40,8% lao động là người đồng bào thiểu số địa phương do đó công ty gặp khó khăn trong công tác quản lý lao động: dân trí, tập tục . Do vậy, đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện ưu đãi về thuế sử dụng đất hoặc giảm một phần nghĩa vụ ngân sách nhà nước để công ty có thể cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác trên địa bàn.
    Đề nghị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai tiếp tục hỗ trợ công ty thuê đất nhằm mở rộng diện tích SXKD đồng thời chuyển đổi từ rừng nghèo sang trồng rừng kinh tế tạo công ăn việc làm cho bà con vùng đồng bào thiểu số, góp phần xóa đói giảm nghèo. Chính quyền địa phương hỗ trợ trong công tác bảo vệ vườn cây, chống mất cắp mủ.
    5.2.3.Đối với Công ty
    Trong thời gian tới, môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt vì vậy công ty TNHH MTV cao su Chư Sê phải phát huy hết sức mạnh nội lực, khắc phục hạn chế, nhằm ứng phó với những biến động từ bên ngoài tác động. Muốn vậy, công ty phải không ngừng cải tiến bộ máy tổ chức, xây dựng các kế hoạch SXKD và đề xuất các biện pháp thực hiện kế hoạch một cách linh hoạt, có những chính sách hợp lý và linh hoạt về giá cả, sản phẩm, phân phối, chiêu thị cổ động nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường.
    Bên cạnh việc tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, công ty phải chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Dương Quốc Hiền, 2008. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần đường Biên Hòa. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Nông Lâm, TP.Hồ Chí Minh.
    Nguyễn Vinh Sơn, 2006. Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh tại công ty cao su Chư Sê tỉnh Gia Lai. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế Nông lâm, Đại học Nông Lâm, TP.Hồ Chí Minh.
    Đề án chuyển đổi, Công ty cao su Chư Sê, 2010.
    Báo cáo hoạt động tài chính, công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê, 2009 - 2010
    Internet
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...