Luận Văn Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng theo

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 12/4/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam dần dần được mở cửa theo lộ
    trình đã được cam kết với tổ chức Thương mại Thế giới, hoạt động của Ngân hàng
    Thương mại Việt Nam theo đó cũng có thêm nhiều cơ hội cũng như những thách
    thức to lớn. Không chỉ có sự tham gia của các Ngân hàng trong nước, giờ đây, các
    Ngân hàng nước ngoài lần lượt đổ xô vào thị trường Việt Nam và tạo ra một sự cạnh
    tranh khốc liệt giữa các định chế tài chính trung gian. Trong điều kiện đó, vấn đề
    nghiên cứu và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các Ngân hàng thương
    mại có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với cá nhân một ngân hàng, mà còn
    đối với toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại.
    Việc theo dõi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh không những giúp
    ngân hàng đo lường được lợi nhuận, rủi ro và đánh giá được các mặt tích cực cũng
    như tiêu cực trong Ngân hàng mà còn giúp cho Ngân hàng có thể đề ra các biện
    pháp để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những yếu kém tồn tại và từ đó xác
    định đúng đắn các mục tiêu trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài.
    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương
    mại lớn nhất nước ta, giữ vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, đến nay có trên
    100 chi nhánh rộng khắp toàn quốc. Với vị trí của mình, một sự biến động tiêu cực
    trong ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế. Là một chi nhánh của Ngân
    hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh BIDV Sóc Trăng cần có những
    chiến lược phát triển phù hợp với tình hình kinh tế, do đó, việc phân tích hoạt động
    kinh doanh nhằm phát hiện, đánh giá kịp thời những rủi ro, phát huy những điểm
    mạnh là điều rất cần thiết.
    Tuy nhiên, việc phân tích hoạt động kinh doanh phổ biến hiện nay chỉ tập
    trung phân tích các yếu tố chi phí, thu nhập và lợi nhuận, do đó không thể hiện rõ
    nét mức ảnh hưởng của từng yếu tố riêng lẻ, rất khó khăn cho việc so sánh cũng như
    đưa ra nhận định chính xác về kết quả hoạt động của Ngân hàng. Trong khi đó, mô
    hình Camel được sử dụng dựa trên việc phân tích 6 yếu tố cơ bản của một Ngân
    hàng (Vốn, Chất lượng tài sản có, Năng lực quản trị, Khả năng sinh lời, Khả năng
    thanh khoản) sẽ giúp cho Ngân hàng đánh giá được toàn diện các hoạt động nhằm
    đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
    Từ những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng theo mô hình CAMEL” làm đề tài nghiên cứu.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Đánh giá chính xác và toàn diện tình hình hoạt động kinh doanh trong thời
    gian nghiên cứu của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Sóc
    Trăng theo mô hình CAMEL, đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp ngân hàng
    nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên 5 tiêu chí: vốn, chất
    lượng tài sản có, năng lực quản lý, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản.
    - Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
    ngân hàng.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
    ngân hàng.
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Không gian
    Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt
    Nam chi nhánh Sóc Trăng.
    1.3.2. Thời gian
    Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ ngày 09/09/2011 đến ngày 18/11/2011.
    Số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu là số liệu từ năm 2008 đến nửa đầu năm
    2011.

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1. Mục tiêu chung . 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2
    1.3.2. Thời gian 2
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
    LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3
    CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 5
    2.1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh 5
    2.1.1.1. Khái niệm: . 5
    2.1.1.2. Ý nghĩa: . 5
    2.1.1.3. Đối tượng phân tích: 5
    2.1.2. Tổng quan về mô hình Camel trong phân tích hoạt động kinh doanh: . 6
    2.1.2.1. Vốn – Capital (C) . 6
    2.1.2.2. Chất lượng tài sản có – Asset Quality (A) 6
    2.1.2.3. Năng lực quản lý – Management ability (M) 9
    2.1.2.4. Khả năng sinh lời - Earning (E) 9
    2.1.2.5. Khả năng thanh khoản – Liquidity (L) . 12
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 13
    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 13
    CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
    TRIỂN VIỆT NAM 15
    2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
    NAM . 15
    2.2. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH
    BIDV SÓC TRĂNG 15
    2.2.1. Đặc điểm chung của tỉnh Sóc Trăng 15
    2.2.2. Sự hình thành và phát triển . 16
    2.2.3. Chức năng và phạm vi hoạt động của chi nhánh BIDV Sóc Trăng 17
    2.2.4. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban . 19
    2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
    CỦA CHI NHÁNH BIDV SÓC TRĂNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010) 23
    2.3.1. Thuận lợi 23
    2.3.2. Khó khăn 24
    2.3.3. Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi
    nhánh Sóc Trăng. . 25
    CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU
    TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG THEO MÔ HÌNH
    CAMEL 27
    4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
    VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2008 – 6/2011 27
    4.1.1. Vốn – Capital (C) . 27
    4.1.2. Chất lượng tài sản có – Asset quality (A) 34
    4.1.3. Năng lực quản lý – Management ability (M) . 41
    4.1.4. Khả năng sinh lời - Earning (E) 45
    4.1.5. Khả năng thanh khoản – Liquidity (L) 51
    4.2. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
    NGÂN HÀNG . 53
    4.2.1. Ưu điểm . 53
    4.2.2. Hạn chế 54
    CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
    CHO NGÂN HÀNG . 56
    5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP : 56
    5.2. GIẢI PHÁP : . 56
    5.2.1. Giải pháp tăng trưởng huy động : 56
    5.2.2. Giải pháp giảm thiểu nợ xấu : . 58
    5.2.3. Giải pháp nâng cao lợi nhuận : 59
    5.2.4. Giải pháp cân bằng thanh khoản : . 60
    CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
    6.1. KẾT LUẬN . 62
    6.2. KIẾN NGHỊ 63
    6.2.1. Đối với ngân hàng nhà nước và các cơ quan pháp luật 63
    6.2.2. Đối với Hội sở chính ngân hàng 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...