Chuyên Đề Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mêkông- chi nhánh Châu

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    : NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1 Khái niệm huy động vốn:
    Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, nó nhằm giải quyết “đầu vào” tức là giải quyết nguồn vốn để hoạt động. Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau đây:
    - Nhận tiền của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
    - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
    - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng Nước ngoài.Vay vốn ngắn hạn của Nhà nước theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    1.2 Nghiệp vụ huy động vốn:
    1.2.1 Huy động tiền gửi:
    - Tiền gửi thanh toán:
    Bao gồm các khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế và tiền gửi thanh toán cá nhân. Mục đích chính khi khách hàng gửi tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán là để được hưởng các dịch vụ ngân hàng cung cấp và để thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng.
    - Tiền gửi có kỳ hạn:
    + Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà chủ sở hữu chỉ có thể rút ra và có quyền hưởng 100% lãi suất theo thời hạn đã định.
    + Tiền gửi có kỳ hạn thường bao gồm các khoản tiền gửi của các nhà kinh doanh tiền tệ, công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
    + Tiền gửi có kỳ hạn tương đối ổn định nên Ngân hàng có thể chủ động sử dụng trong kinh doanh.
    + Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp.

    + Tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
    - Tiền gửi tiết kiệm:
    + Là tiền để dành hoặc tiết kiệm của dân cư đem gửi vào Ngân hàng, bao gồm có tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
    + Bên cạnh tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân cư ra, NHTM còn nhận tiền gửi của các Ngân hàng khác dùng dịch vụ và chuyển ngân, tiền gửi vốn chuyên dùng của các doanh nghiệp, công ty, tiền gửi của các nhà đầu cơ, tiền gửi kho bạc Nhà nước, các loại tiền gửi khác.
    + Trong nguồn vốn huy động của NHTM, nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng rất lớn, bộ phận này được huy động một cách thường xuyên, liên tục gắn liền các hoạt động của Ngân hàng
    - Các loại tiền gửi khác
    Bên cạnh tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân cư, NHTM còn nhận:
    + Tiền gửi của các Ngân hàng khác dùng cho việc thực hiện các nghiệp vụ đại lý, thanh toán tiền hàng, dịch vụ và chuyển ngân.
    + Tiền gửi vốn chuyên dùng của các doanh nghiệp, công ty, tiền gửi của các nhà đầu cơ.
    + Tiền gửi kho bạc Nhà nước
    Nguồn vốn huy động tiền gửi của NHTM chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. bộ phận này được huy động một cách thường xuyên, liên tục gắn liền các hoạt động của Ngân hàng.
    1.2.2 Nguồn vốn huy động do phát hành các giấy tờ có giá:
    Ngoài huy động tiền gửi, NHTM còn huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá trị như:
    + Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu có mục đích của Ngân hàng, trái phiếu Ngân hàng và các giấy tờ có giá khác.


    + Chứng chỉ tiền gửi: là giấy tờ có giá trị ngắn hạn, phổ biến là loại chứng chỉ có thời hạn dưới một năm.
    + Trái phiếu ngân hàng: là giấy tờ có giá trị trung và dài hạn, là loại chứng chỉ có thời hạn từ một năm trở lên.
    Trong nguồn vốn huy động của NHTM, nguồn vốn phát hành các giấy tờ có giá trị chiếm tỷ trọng không lớn. Bộ phận này được huy động không thường xuyên, không liên tục mà chỉ mang tính định kỳ hoặc đột xuất khi Ngân hàng cần tăng vốn.
    1.3 Sự cần thiết của nghiệp vụ huy động vốn của NHTM:
    Hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ: NHTM là một tổ chức đóng vai trò “cầu nối” giữa các đơn vị thừa vốn với các đơn vị thiếu vốn, việc chuyển các quỹ tiền tệ dư thừa đến tài trợ các dự án đầu tư sản xuất là một chức năng kinh tế quan trọng của NHTM.
    Ngân hàng thực hiện việc huy động vốn nhàn rỗi trong xã
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...