Luận Văn Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng No & PTNT chi nhánh Hướng Hóa – Quảng trị

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


    1/ Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
    Hãy nhìn vào lịch sử vận động của mọi nền kinh tế. Bạn cho tôi biết điểm khởi thủy để bắt đầu? Chắc chắn mọi câu trả lời được chấp nhận sẽ là: “sự tích lũy”. Dù ít hay nhiều, dù qui mô hay nhỏ lẻ, dù với hình thức vật chất hay nguồn lực thì thuật ngữ kinh tế hiện đại gọi chúng là hoạt động huy động vốn. Vậy điều chúng ta quan tâm ở đây là gì?
    Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại. Nó có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính.
    Kinh nghiệm của những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới nói lên rằng tập trung huy động vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở Việt Nam chúng ta, công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò chủ đạo. Vốn trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản được tích luỹ qua nhiều thế hệ, vị trí địa lý Việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.
    Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường đầy biến động mặc dù đã có nhiều chính sách của nhà nước nhằm đẩy mạnh quá trình tập trung huy động vốn song vấn đề bức xúc vẫn là thiếu vốn trong việc xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển kinh doanh. Nguyên nhân trực tiếp là thiếu tiền vốn trong Ngân Hàng Việt Nam và hoạt động huy động vốn của các NHTM còn bất cập. Do đó các NHTM chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp và các dự án đầu tư (Nguồn: http://Vnexpress.net)
    Hướng Hóa là một huyện miền núi biên giới phía tây của tỉnh Quảng Trị, nơi có cửa khẩu quốc tế và khu thương mại đặc biệt Lao Bảo, có tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây đường 9 đi qua các nước Lào, Thái Lan, Malaisya, Myanma, có tuyến Đường Trường Sơn huyền thoại. Sau ngày giải phóng, từ một địa bàn chịu đựng sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và tiềm năng thế mạnh của vùng, Hướng Hóa ngày càng khởi sắc trong công cuộc phát triển kinh tế, ổn định chính trị, văn minh xã hội. Ngày nay cùng với sự chuyển mình của kinh tế cả nước nói chung và đặc thù của địa bàn nói riêng, Hướng Hóa đã trở thành một đặc khu kinh tế với rất nhiều tiềm năng phát triển thu hút các nguồn đầu tư. Nhu cầu sử dụng vốn cũng tăng mạnh theo tốc độ chuyển mình của kinh tế địa bàn. Vấn đề huy động vốn để đáp ứng cho những nhu cầu vốn trở nên bức thiết.
    Từ thực trạng trên và trong quá trình thực tập tại NH No & PTNT chi nhánh Hướng Hóa – Quảng Trị tôi nhận thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong Ngân hàng đối với hoạt động của NHTM nói riêng và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Với đặc thù là một NHTM quốc doanh, có nhiệm vụ trực tiếp là hoạt động kinh doanh với nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay đầu tư phát triển đối với các dự án thuộc nhiều thành phần kinh tế Vì vậy, nhu cầu về vốn để đáp ứng cho hoạt động đầu tư phát triển và hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất lớn. Từ đây, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng No & PTNT chi nhánh Hướng Hóa – Quảng trị”.

    2/ Mục tiêu nghiên cứu.
    · Đây là đề tài được viết trong quá trình thực tập tại NH No & PTNT Chi nhánh Hướng Hóa – Quảng Trị và trong quá trình tham khảo địa bàn nhằm phân tích, đánh giá nghiệp vụ huy động vốn tại Chi nhánh.
    · Tăng thêm kiến thức thực tế và trình độ chuyên ngành.
    · Hi vọng rằng bài viết này của tôi sẽ chỉ ra được những khó khăn và thuận lợi trong công tác huy động vốn của Ngân hàng No & PTNT Agribank chi nhánh Hướng Hóa – Quảng Trị. Để từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để đưa ra một số giải pháp, chiến lược nhằm huy động và phát triển nguồn vốn. Đồng thời, tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với quý ngân hàng nhằm tăng cường tính khả thi của các giải pháp và hỗ trợ cho công tác huy động vốn của NHTM.

    3/ Đối tượng nghiên cứu.
    Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng No & PTNT chi nhánh Hướng Hóa – Quảng Trị.

    4/ Phạm vi nghiên cứu.
    · Về không gian: tại Ngân hàng No & PTNT Chi nhánh Hướng Hóa – Quảng Trị và thực địa tại các địa bàn do Chi nhánh phụ trách.
    · Về thời gian: đề tài được sự đồng ý của Ngân hàng đã sử dụng số liệu của Chi nhánh trong khoảng thời gian 3 năm từ 2007 đến 2009.

    5/ Phương pháp nghiên cứu.
    · Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
    · Phương pháp thống kê, so sánh.
    · Phương pháp phân tích, xữ lý bảng biểu.
    Phương pháp phỏng vấn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...