Luận Văn Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tây N

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Ác Niệm, 22/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của đề tài :
    Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra hiện nay là tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đây là mục tiêu quan trọng trong quá trình vươn lên, thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế hay nói cách khác mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả vốn đầu tư. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau một giai đoạn suy thoái, với sự phục hồi đó làm cho thị trường xuất khẩu trở nên sôi nổi, xu hướng đầu tư của doanh nghiệp ngày càng tăng cao, các thành phần kinh tế khác cũng theo đó mà phát triển vì thế nhu cầu về vốn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thực tế, trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, có rất nhiều chủ thể, thông qua các con đường khác nhau có khả năng cung cấp vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận được là huy động vốn qua các trung gian tài chính - ngân hàng thương mại - là kênh quan trọng nhất, có hiệu quả nhất.

    Như chúng ta đã biết trong những năm vừa qua để kìm chế lạm phát, ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, ấn định mức lãi suất huy động vốn để tránh tình trạng nguồn vốn chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác đã làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại gặp khá nhiều khó khăn. Nhu cầu về vốn của khách hàng tăng trong khi ngân hàng lại thiếu vốn để giải ngân. Vì vậy, ngân hàng cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ngoài việc sử dụng công cụ lãi suất.
    Nắm bắt được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, với những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Tây Ninh, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình.
    Mục tiêu nghiên cứu
    Tìm hiểu thực tế hoạt động huy động vốn của Sacombank Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010 nhằm nhận dạng những khó khăn và thuận lợi để từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng.
    Nhiệm vụ nghiên cứu
    Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010.
    Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010.
    Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh.
    Phương pháp nghiên cứu
    Khảo sát thông tin từ thực tiễn Sacombank qua quan sát và trao đổi trực tiếp với các nhân viên, lãnh đạo phụ trách hoạt động huy động vốn
    Thu thập dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng
    So sánh các số liệu qua các thời kỳ để đánh giá hiệu quả huy động vốn
    Dựa vào các chỉ tiêu tài chính để phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn



    Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
    Thuận lợi:
    Được thực tập tại ngân hàng để có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
    Được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các anh chị trong phòng Kế toán.
    Khó khăn
    Hạn chế về thời gian thực tập.
    Chưa có kinh nghiệm thực tế để xử lý thông tin.
    Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
    Luận văn bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận
    Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tây Ninh
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tây Ninh


    MỤC LỤC
    DANH MỤC VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài : 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    5. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 3
    6. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
    1.1 ngân hàng thương mại 4
    1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 4
    1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế 5
    1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 7
    1.2.1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại 7
    1.2.2 Khái niệm về huy động vốn 9
    1.2.3 Các hình thức huy động vốn trong ngân hàng thương mại 9
    1.2.4 Các phương pháp xác định chi phí huy động vốn 17
    1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 19
    1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn 24
    1.3.1 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 24
    1.3.2 Tỷ số huy động vốn có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động 24
    1.3.3 Tỷ số của huy động vốn không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động 25
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH TÂY NINH 26
    2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 26
    2.1.1 Tóm lượt quá trình hình thành và phát triển 26
    2.1.2 Quá trình tăng vốn điều lệ của Sacombank 29
    2.1.3 Cơ cấu sở hữu 30
    2.1.4 Cơ cấu tổ chức 31
    2.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 32
    2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 32
    2.2.2 Bộ máy tổ chức và quản lý của Sacombank Tây Ninh 34
    2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 34
    2.3 Khái quát tình hình kinh doanh ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010 35
    2.3.1 Tổng thu nhập 38
    2.3.2 Tổng chi phí 39
    2.3.3 Lợi nhuận 40
    2.3.4 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển sắp tới của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 41
    2.4 Thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 45
    2.4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 45
    2.4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của Sacombank Tây Ninh qua 3 năm (2008 - 2010) 49
    2.4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 65
    2.4.4 Đánh giá chung về tình hình huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong thời gian qua

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

    3.1 Giải pháp về lãi suất 71
    3.2 Công nghệ 72
    3.3 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ 73
    3.4 Đào tạo nguồn nhân lực 74
    3.5 marketing ngân hàng 75
    3.6 Cơ sở vật chất 76
    3.7 Kiến nghị 77
    3.7.1 Đối với Nhà nước 77
    3.7.2 Đối với ngân hàng Nhà nước 78
    3.7.3 Đối với Sacombank hội sở 79
    3.7.4 Đối với Sacombank Tây Ninh 79
    KẾT LUẬN 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...